Bách Thảo Dược

Tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP

10/04/2024

Thị trường thực phẩm chức năng phát triển thần tốc Trong khi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cấp cơ sở thì các cơ quan quả lý yêu cầu về tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng phải áp dụng tiêu chuẩn GMP. Có như vậy sản phẩm của Việt Nam mới đảm bảo an toàn và chất lương cạnh tranh với hàng nhập ngoại được. 

Những tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng

Thứ nhất: Có hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo

Có hệ thống cơ sở, diện tích phù hợp đủ để sản xuất

Có hệ thống cơ sở, diện tích phù hợp đủ để sản xuất

Theo cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết, để đạt yêu cầu về tiêu chuẩn sản xuất gia công thực phẩm chức năng GMP thì doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng phải có cơ sở sản xuất đảm bảo. Có địa điểm sản xuất xuất thực phẩm chức năng đủ rộng, có đủ điện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm. Hệ thống từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm.

Đặc biệt là về thiết kế và kết cấu nhà xường phải phù hợp. Từ hệ thống cung cấp nước, ánh sáng đến hệ thống sử lý chất thải, khu vệ sinh và các buồng phòng có hoạt động riêng theo từng quy chuẩn.  

Thứ hai: Chủ cơ sở, đội ngũ nhân viên gia công sản xuất có trình độ chuyên môn

Con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định nhất trong hệ thống tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng hay bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy. Theo đó, từ mỗi nhân viên đến cán bộ phụ tránh sản xuất của từng bộ phận rồi đến chủ doanh nghiệp tối thiểu đều phải có bằng đại học trong lĩnh vực. Nghĩa là có trình độ chuyên ngành mà cơ sở sản xuất yêu cầu.

Ngoài yếu tố về trình độ, chuyên môn, mỗi chuyên viên trong dây truyền sản xuất gia công sản xuất thực phẩm chức năng cần có sự am hiểu cần thiết nhất định về sản phẩm. Từ riêng lẻ đến tổng thể, đồng thời có ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra đảm bảo chất lượng đạt chuẩn cho người sử dụng.

Yếu tố con người đảm bảo có trình độ chuyên môn

Yếu tố con người đảm bảo có trình độ chuyên môn

Thứ 3: Có giấy phép kinh doanh sản xuất, hồ sơ pháp lý rõ ràng

Đây là cơ sở pháp lý để cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng hoạt động minh bạch. Đó là những tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng về hồ sơ sổ sách những nguyên liệu đầu vào... Đây là cơ sở lưu trữ thông tin chứng minh cho chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Những hồ sơ này thể hiện quá trình nuôi trồng, thu hái và đóng gói, bảo quản nguyên liệu. Sau đó lưa chuyển vào kho tiếp nhận nguyên liệu. Bên bộ phận tiếp nhận nguyên liệu lại có những chính sách quản lý thu nhận riêng đi cùng với hóa đơn chứng từ cụ thể. Theo đó, tất cả các khâu này đều cần đảm bảo trải qua hệ thống kiểm nghiệm đạt yêu cầu.

Vì sao cần áp dụng theo tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng chuẩn GMP

GMP (Good Manufacturing Practices) Được hiểu là những tiêu chuẩn sản xuất tốt, nhằm đảm bảo về điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. Đó là hệ thống những nguyên tắc, quy định chung về nội dung cơ bản trong điều kiện sản xuất. Để áp dụng cho các cơ sở nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.

Áp dụng theo tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng GPM thể hiện tính uy tín cho Doanh Nghiệp

Áp dụng theo tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng GPM thể hiện tính uy tín cho Doanh Nghiệp

Hay hiểu một cách cơ bản thì GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO22000. Trong đó, GMP quan tâm chủ yếu đến các yếu tốt như: Con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường.... Đây là những đối tượng kiểm soát của GMP cơ bản để đáp ứng quá trình sản xuất ra sản phẩm chất lượng. 

Hiện thị trường thực phẩm chức năng phát triển thần tốc. Kéo theo đó nhiều hệ lụy sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước đặt chính sách bằng cách siết chặt bằng GMP. Điều này nhằm đảm bảo cho thị trường sản xuất thực phẩm chức năng của Việt Nam ổn định lâu dài. Đồng thời có sản phẩm an toàn, chất lượng và cạnh tranh với hàng ngoại nhập. 

Sở dĩ bộ y tế yêu cầu các doang nghiệp sản xuất cần đạt tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng theo GMP. Bởi là một tiêu chuẩn cơ bản, là điều kiện để phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đó đối với doanh nghiệp tiêu chuẩn này thể hiện tính cam kết trong sản xuất an toàn sản phẩm. Làm gia tăng niềm tinm sự uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa được sản phẩm tới những thị trường khó tính. Và làm tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường quốc tế. 

Trên đây là những tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP cần phải có. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Để được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ tới địa chỉ bên dưới. 

Nguồn: https://bachthaoduoc.com.vn

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

Dạng bào chế thực phẩm chức năng nào hiệu quả nhất?

31/10/2023 2335 lượt xem

Trong sản xuất, gia công thực phẩm chức năng có…

Gia công thực phẩm chức năng đóng túi gói stick, dạng que tốt nhất hiện nay

16/07/2023 911 lượt xem

"Đâu là địa chỉ gia công thực phẩm chức năng…

Sản xuất TPCN hỗ trợ giảm cân chất lượng

11/05/2023 973 lượt xem

Là một trong những nhà máy sản xuất tin cậy…

Dây chuyền sản xuất viên nang mềm tại Bách Thảo Dược

24/03/2023 939 lượt xem

Viên nang mềm – một dạng bào chế viên nang…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 94377 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969