Bách Thảo Dược

Khái niệm về cao thuốc, cao dược liệu

17/02/2021

Cao thuốc, cao dược liệu là gì?

  • Là dạng bào chế được điều chế bằng cách cô hoặc sấy dịch chiết từ dược liệu hoặc động vật với dung môi thích hợp đến thể chất nhất định.
  • Có 3 loại cao: Cao lỏng, cao đặc, cao khô.
  • Các phương pháp chiết thích hợp: Ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc, ngâm nhỏ giọt, chiết ngược dòng…

Đặc điểm của cao thuốc

  • Thường tối màu
  • Thành phần phức tạp, nhiều nhóm chất: vô cơ, hữu cơ, thứ cấp, sơ cấp, nhiều loại dược liệu…gây khó khăn trong việc bảo quản và giảm tuổi thọ cao.
  • Cao thuốc, cao dược liệu là tổng hợp các thành phần, gần dạng thuốc sắc cổ truyền, phù hợp với người Việt.
  • Điều chế cao không đòi hỏi thiết bị đắt tiền, quy trinh phức tạp.
  • Cao giúp làm giảm khối lượng dược liệu, thuận tiện bảo quản hơn dược liệu, là nguyên liệu đầu vào cho bào chế dạng hiện đại ( nang cứng, nang mềm, viên nén bao phim, bao đường…)

Hướng dẫn phân loại Cao thuốc

  • Dựa vào thể chất: Chia 4 loại
    • Cao lỏng:
      • Thể chất lỏng, sánh, mùi vị đặc trưng
      • Tỷ lệ từ 1:1 đến 5:1 tùy loại dược liệu
      • Dễ uống, dễ hấp thu, dễ đong đo, dễ hòa tan các chất khác, dễ chuyển dạng thuốc nước khác.
      • Ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ hơn cao khác
      • Dễ bị lắng cặn, kết tủa.
    • Cao đặc:
      • Khối dẻo quánh, sờ không dính tay, độ ẩm 10-15%
    • Cao mềm:
      • Sánh như mật đặc, độ ẩm 20-25%
      • Hai dạng này dễ men mốc, dễ chảy, khó đong đo.
    • Cao khô:
      • Khối xốp hoặc bột khô đồng nhất, dễ chảy, hàm ẩm <5%, tiện bào chế dạng khác
    • Dựa vào dung môi chiết: Cao nước, cao cồn…
    • Dựa vào nguyên liệu nấu cao: có cao thực vật, cao động vật, cao xương, cao toàn tính…

Cao thuốc dạng lỏng

Bào chế dạng cao thuốc, cao dược liệu này phải qua ba giai đoạn:

  • Đầu tiên nấu lấy nước
  • Sau đó cô lại các nước nấu
  • Cuối cùng thêm đường hoặc thêm rượu, mật…để làm ra thành phẩm.

Dây chuyền sản xuất Cao dược liệu tại Bách Thảo Dược

Dược liệu dùng cần phải chế biến (thái, bào, sao tẩm…) theo yêu cầu từng loại. Lượng nước sử dụng không được quá số lượng cần thiết vì sẽ rút hoạt chất, thông thường gấp 4 đến 6 lần trọng lượng dược liệu vì nếu sử dụng quá nhiều nước thì thời gian cô đặc cao phải kéo dài, độ nóng và không khí sẽ làm hỏng phẩm chất cao thuốc.

Thời gian đun cũng tùy thuộc từng loại dược liệu: loại thân rễ cứng 6 - 8 giờ, loại có lá cành nhỏ thường đun 4 - 6 giờ cho một lần nấu 20 kg dược liệu.

Đối với loại cao đặc phải cô cách thủy ở nhiệt độ thấp.

Dụng cụ dùng nấu cao thường sử dụng loại thùng bằng chất liệu nhôm hoặc inox; không nên dùng các chất liệu sắt, gang.

Cao mềm, cao đặc và cao khô thường được dùng để bào chế các loại thuốc khác, không được dùng để uống trực tiếp.

Đông y thường sử dụng cao nước để làm thuốc bổ và trị bệnh mạn tính.

 Nếu bạn muốn biết rõ hơn về thực phẩm chức năng được làm từ các thành phần thiên nhiên an toàn cho sức khỏe thì hãy nhanh liên hệ với Bách Thảo Dược để được tư vấn miễn phí.

Công ty TNHH Thương mại Dược Phẩm Bách Thảo Dược

Hotline: 0966.331.335

Thư điện tử: bachthaoduoc.com@gmail.com

Facebook: Bách Thảo Dược

Youtube: https://bit.ly/2H0LvbL

Bạn đang xem:  Khái niệm về cao thuốc, cao dược liệu tại Chuyên mục  Tin Tức

Biên soạn nội dung: Bách thảo dược

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

Glucosamine sulfate 2 NaCl có tác dụng với xương khớp như thế nào?

28/05/2024 3480 lượt xem

Glucosamine sulfate 2 NaCl là thành phần có mặt trong…

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 3981 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Đông y chữa yếu sinh lý nam, xuất tinh sớm

09/11/2023 4397 lượt xem

Xuất tinh sớm là tình trạng khiến nhiều nam giới…

Bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa

04/11/2023 2752 lượt xem

Chữa viêm da cơ địa bằng đông y là một…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 105725 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969