Bách Thảo Dược

Viêm da cơ địa có lây không?

13/02/2023

Viêm da cơ địa là bệnh lý da thường gặp trên lâm sàng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống do thường xuyên tái phát và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh chưa được nghiên cứu và hiểu rõ một cách chi tiết.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa do nhiều nguyên nhân gây ra

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì con cái của họ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người bình thường.
  • Mắc phải một số bệnh lý khác: Người bệnh mắc các bệnh lý như hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan khiến gan,… cũng có thể mắc viêm da cơ địa.
  • Tiếp xúc với đồ vật gây kích ứng da như thắt lưng, trang sức, phụ kiện,… cũng có thể dẫn đến viêm da cơ địa.
  • Cơ thể dị ứng: Người dị ứng với thức ăn lạ, hải sản, trứng, sữa,…dị ứng với sự thay đổi thất thường của không khí…
  • Môi trường: Những người làm việc, sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại như thuốc lá, khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông có nguy cơ mắt viêm da cơ địa cao hơn người bình thường.
  • Sức đề kháng cơ thể kém: Không thể chống lại các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng viêm da cơ địa

Các biểu hiện viêm da cơ địa thường gặp bao gồm:

  • Đỏ và khô da.
  • Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi.
  • Da dày lên, nứt nẻ, chảy dịch và bong vảy.
  • Xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi có thể chảy mủ.
  • Ngứa, có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là về đêm. Nhiều nơi quy hết bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa, eczema… là các thể của bệnh viêm da cơ địa, nhưng nhiều nơi lại tách ra riêng là bệnh lý vẩy nến, á sừng, tổ đỉa, eczema và các thể bệnh không xác định được thì quy hết gọi chung là viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa đặc trưng với những tổn thương nổi gồ lên và nằm nông trên bề mặt da. Mối băn khoăn lớn của bệnh nhân và người chăm sóc thường liên quan tới câu hỏi viêm da cơ địa có lây không. Không giống như nhiều bệnh lý về da khác, bệnh viêm da cơ địa không có tính lây lan. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các mụn nước hoặc dịch tiết, máu từ thương tổn do gãi hoặc trầy xước trên da không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, bệnh viêm da cơ địa có tính di truyền. Nhiều trường hợp trên lâm sàng ghi nhận viêm da cơ địa di truyền từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con cái. Khi có đồng thời bố và mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa, hơn 80% các trường hợp con sinh ra sẽ bị bệnh. Tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 50% nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Viêm da cơ địa di truyền còn được thể hiện thông qua việc tăng tỷ lệ mắc bệnh khi có các thành viên khác trong gia đình bị bệnh. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý trong cách chăm

Biện pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị bệnh bao gồm: Phối hợp giữa điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi và các thuốc dùng đường toàn thân. Thay đổi kế hoạch điều trị linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Lên kế hoạch giúp giảm tần suất tái phát bệnh viêm da cơ địa. Điều trị đồng thời các bệnh lý khác có liên quan đến yếu tố cơ địa.

Thuốc được dùng tại chỗ phổ biến nhất là corticoid và các thuốc đảm bảo độ ẩm da. Corticoid có thể sử dụng bôi ngoài da hoặc dùng đường toàn thân. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc thay đổi liều và thời gian dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

sóc da cho trẻ và đưa trẻ đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Dự phòng tái phát viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa tuy không có tính lây lan nhưng rất thường xuyên tái phát, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số biện pháp giúp giảm thiểu khả năng bệnh tái phát bao gồm:

  • Tuân thủ điều trị và sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Giữ gìn vệ sinh da, không dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Cắt móng tay cho trẻ để tránh gây trầy xước và chảy máu các tổn thương da.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da, duy trì da đủ độ ẩm vì khi khô, da trở nên dễ thương tổn hơn.
  • Sử dụng áo quần mỏng được làm từ các loại vật liệu mềm, không kích ứng da.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn.
  • Lưu ý mặc áo quần đủ ấm, giữ ấm vùng mặt, nhất là vào các thời điểm chuyển mùa.
  • Không tắm bằng nước quá nóng vào mùa lạnh vì làm mất nước trên da khiến da trở nên khô.
  • Tránh sử dụng thực phẩm hoặc các sản phẩm đã biết rõ bản thân bị dị ứng.
  • Hạn chế dùng nhiều loại hoá mỹ phẩm mới, không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

10 cách điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, khoa học

30/05/2024 2719 lượt xem

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở…

Xu hướng mới bảo vệ sức khỏe xương khớp

28/05/2024 2217 lượt xem

Hiện nay, tình trạng đau nhức, đau mỏi xương khớp…

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 3788 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 4746 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 106024 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969