Bách Thảo Dược

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, đang có xu hướng gia tăng. Bệnh khiến trẻ tăng nguy cơ dậy thì sớm và các bệnh lý nguy hiểm khác như hội chứng ngưng thở khi ngủ, tiểu đường mạn tính, cao huyết áp, ung thư…

Béo phì ở trẻ em là gì?

Béo phì ở trẻ em là tình trạng cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, tình trạng béo phì không chỉ được đánh giá thông qua tỷ lệ cân nặng/chiều cao mà còn dựa vào tỷ lệ mỡ trên cơ thể. (1) Theo thống kê của Viện nghiên cứu Y – Xã hội, hiện Việt Nam đã có hơn 300.000 trẻ gặp phải tình trạng béo phì, thừa cân dưới 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ béo phì ở TP.HCM đã vượt mức báo động, cao hơn so với mức trung bình của toàn cầu. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% (2010) lên 19,0% (2020).

Cách tính chỉ số béo phì ở trẻ em theo chỉ số BMI

BMI (Body Mass Index) là phép tính được sử dụng để đánh giá lượng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng. Ở trẻ em, chỉ số BMI tiêu chuẩn sẽ có sự thay đổi theo độ tuổi bởi trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng, chiều cao, cân nặng thay đổi nhanh chóng. Ngoài ra, chỉ số BMI có thể thay đổi theo giới tính và sắc tộc.

Cách tính chỉ số BMI: BMI = W/H^2

Trong đó:

  • H: Chiều cao tính theo đơn vị (mét – m);
  • W: Cân nặng của trẻ béo phì tính theo đơn vị (kilogram – kg).

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em

Tình trạng béo phì ở trẻ em có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp trẻ mắc bệnh đều liên quan đến các yếu tố dưới đây:

1. Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Thực tế, có đến 60 – 80 % trường hợp béo phì ở trẻ xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Việc mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ ăn quá nhiều chất béo (thức ăn nhanh, đồ chiên xào,…) hay chất bột đường (thức ăn nhiều đường, kem, chè, bánh ngọt, nước ngọt,…) cũng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.

Ngoài ra, quan điểm ăn càng nhiều càng tốt của nhiều bố mẹ khiến trẻ ăn uống quá mức cần thiết của cơ thể. Các dưỡng chất và năng lượng dư thừa này chuyển hóa thành mỡ thừa tích tụ trong các cơ quan của cơ thể (nội tạng, mặt, tay, ngực, bụng,…).

2. Do nguyên nhân di truyền

Một số nghiên cứu đã chứng minh béo phì ở trẻ có liên quan đến các yếu tố di truyền. Trẻ sinh ra trong gia đình có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) bị béo phì thì nguy cơ béo phì sẽ cao hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình bình thường, không có tiền sử mắc bệnh này. Nếu có bố hoặc mẹ bị béo phì, nguy cơ trẻ bị béo phì tăng 50% và nguy cơ này tăng lên 80% nếu cả bố và mẹ đều bị béo phì.

3. Do tâm lý xã hội

Nguy cơ béo phì ở trẻ tăng cao khi trẻ thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, bị tổn thương tâm lý. Trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ thường xuyên cãi nhau hoặc tạo áp lực học tập sẽ bị tổn thương tâm lý, dễ bị kích động, cáu giận. Từ đó, trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt để giảm áp lực. Điều này khiến trẻ nhanh chóng thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, nguy cơ trẻ béo phì cũng sẽ tăng cao hơn khi trẻ có các thói quen xấu (vừa ăn vừa xem tivi, lười vận động, ngồi/nằm quá lâu, thiếu ngủ…) hay mắc các bệnh lý liên quan đến nội tiết (suy giáp, cường giáp, cường năng tuyến thượng thận, cường insulin nguyên phát,…), tổn thương não, sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ béo phì (prednisone, lithium, amitriptyline, paroxetine, gabapentin, propranolol),…

Dấu hiệu béo phì ở trẻ

Tình trạng béo phì ở trẻ có thể dự báo thông qua các dấu hiệu như:

  • Chỉ số BMI cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn.
  • Mỡ tích tụ nhiều trên cơ thể như cằm, ngực, cánh tay, đùi.
  • Trẻ vận động khó khăn, chậm chạp do cơ thể có quá nhiều mỡ.
  • Trẻ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn, ăn nhiều và lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn ngày càng tăng.
  • Trẻ luôn cảm thấy thèm ăn đồ ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh…
  • Trẻ không chịu hoặc ăn rất ít rau.

Cách chẩn đoán béo phì ở trẻ nhỏ

Thông thường, béo phì ở trẻ sẽ được chẩn đoán dựa vào chỉ số BMI theo độ tuổi và biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi thêm về tiền sử béo phì cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan của trẻ và người thân, thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động, các vấn đề tâm lý gặp phải.

Một số xét nghiệm có thể được yêu cầu thực hiện nhằm xác định tình trạng và mức độ béo phì của trẻ gồm:

  • Xét nghiệm cholesterol;
  • Xét nghiệm đường huyết;
  • Các xét nghiệm máu kiểm tra sự mất cân bằng nội tiết hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan.

Tác hại của tình trạng béo phì ở bé

Khi không được phát hiện và có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, bệnh béo phì ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thể chất (chiều cao, sức khỏe), khiến trẻ dậy thì sớm. Hơn nữa, bệnh còn gây ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể như hô hấp, tim mạch, sự phát triển của hệ thống cơ xương, rối loạn chuyển hóa, tiêu hóa, khả năng hấp thụ dưỡng chất…

Một số tác hại khi trẻ bị béo phì gồm:

  • Bệnh tim mạch: Tăng mỡ máu (hàm lượng cholesterol và lipid trong máu cao), tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, đột quỵ.
  • Tiểu đường loại 2: Bệnh xảy ra do cơ thể chuyển hóa glucose không đúng cách, gây ảnh hưởng đến mắt, thần kinh và các chức năng của thận.
  • Sỏi mật: Nguy cơ mắc bệnh này tăng cao gấp 3 – 4 lần khi trẻ bị béo phì, đặc biệt là béo bụng.
  • Ung thư: Ở nữ giới, tỷ lệ ung thư vú, túi mật, cổ tử cung tăng cao. Ở nam giới, tỷ lệ ung thư thận, tuyến tiền liệt tăng.
  • Bệnh khớp: Thoái hóa khớp, viêm khớp, đau cột sống,…
  • Bệnh gout.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu bia (NAFLD).
  • Hen suyễn.
  • Bệnh về da: Mụn trứng cá, phát ban…

Béo phì, thừa cân khiến cơ thể trẻ trở nên nặng nề, khó di chuyển, dễ bị tai nạn. Tuy nhiên, việc phẫu thuật và làm lành vết thương ở trẻ béo phì gặp nhiều khó khăn hơn bình thường, dễ xảy ra biến chứng, từ đó, tăng nguy cơ tàn phế, tử vong. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của trẻ béo phì thấp hơn so với người bình thường. Một số trường hợp, béo phì khiến trẻ ngưng thở khi ngủ, đe dọa tính mạng của trẻ.

Lộ trình điều trị béo phì ở trẻ em

Trẻ bị béo phì cần được phát hiện và điều trị đúng cách, khoa học càng sớm càng tốt nhằm giúp trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.

1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp l

Trẻ bị béo phì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho trẻ phát triển. Do đó, mẹ vẫn nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất). Rau xanh, trái cây, sữa chua,… là những thực phẩm lành mạnh được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.

Bên cạnh chế độ ăn đủ chất, khoa học, trẻ nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt,… Những thực phẩm này không chỉ là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ mà còn khiến trẻ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác.

2. Tích cực luyện tập mỗi ngày

Để loại bỏ mỡ và các năng lượng dư thừa, nâng cao sức khỏe, tích cực tập luyện thể dục thể thao, thể dục trị liệu là một trong những biện pháp không thể thiếu trong điều trị béo phì ở trẻ em. Các môn thể thao thường được lựa chọn như nhảy dây, chạy bộ, bơi lội,… Trẻ nên bắt đầu tập luyện ở mức độ nhẹ, sau đó, tăng dần và cần có sự giám sát, hỗ trợ của người thân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp khác tùy vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như liệu pháp tâm lý, thuốc uống, phẫu thuật cắt bỏ khối u (nếu có)…

Cách phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em

Tình trạng thừa cân, béo phì có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa béo phì ở trẻ em. Các biện pháp phòng ngừa béo phì được các chuyên gia khuyến cáo gồm:

  • Ở trẻ nhũ nhi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn nhằm nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ béo phì ở trẻ mà còn giúp trẻ tránh được một số bệnh lý khác.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Trẻ nên được ăn uống đủ chất và bắt đầu tham gia các hoạt động vận động ngoài trời, tắm nắng đúng cách để bổ sung vitamin D, giảm nguy cơ còi xương.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu đến trường và có thể sẽ phải đối mặt với nhiều “cám dỗ” từ các món ăn vặt như bánh kẹo, nước ngọt,… Bố mẹ lưu ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây thay vì các món ăn không lành mạnh, thức ăn nhanh chứa quá nhiều dầu mỡ, chất tạo ngọt, chất béo… Trẻ cũng nên tham gia các bộ môn thể thao đòi hỏi sự vận động cao hơn, tốt cho sự phát triển chiều cao như bơi lội, bóng đá, bóng chuyền…
  • Trẻ từ 13 – 18 tuổi: Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ lựa chọn thực phẩm một cách khoa học, an toàn, tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như cả gia đình. Đồng thời, trẻ nhận thức được sự quan trọng của việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
  • Ngoài ra, trẻ cũng cần rèn luyện các thói quen lành mạnh khác như không chơi game/xem tivi trong bữa ăn, ngủ sớm, ăn uống cân bằng 4 nhóm chất với lượng vừa phải…

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1522 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1553 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

04/10/2023 1763 lượt xem

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản…

Chứng vị nhiệt trong đông y

30/09/2023 2634 lượt xem

Chứng vị nhiệt trong đông y là tình trạng khi…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 94495 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969