Bách Thảo Dược

Sỏi thận và những nguy hiểm khó lường

30/08/2019

Bệnh sỏi thận được hình thành từ các khoáng chất có trong nước tiểu kết tủa. Sỏi thận không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn mà còn dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh bạn phải sớm có phương pháp chữa trị để tránh bệnh biến chứng gây nên những nguy hiểm cho tính mạng.

Sỏi thận là một trong những bệnh lý rất thường gặp ở người. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và độ tuổi dễ bị sỏi thận nhất là từ 35 – 55 tuổi. Đây chính là độ tuổi lao động chính trong gia đình và xã hội. Vì thế, bệnh sỏi thận không chỉ làm giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của cả gia đình.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận lâu ngày kết tủa và tạo thành sỏi. Sỏi có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Sỏi thận nhỏ thì người bệnh có thể đẩy ra sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Nếu như sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận sẽ gây bế tắc, làm giảm nở và tạo ra áp lực tác động đến dây thần kinh và vỏ thận gây ra những cơn đau quặn thận….

 Sỏi thận là bệnh rất thường gặp ở người

Sỏi thận gồm những loại nào?

Theo các bác sĩ thì có bốn loại sỏi thận cơ bản. Chúng được hình thành bởi nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách chữa trị khác nhau. Bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời thì sẽ có nguy cơ dẫn đến suy thận rất nguy hiểm. 4 loại sỏi thận gồm có:

  • Sỏi struvit

Sỏi struvite được hình thành do nhiễm khuẩn lâu dài ở đường niệu. Vi khuẩn giải phóng men urease và mèn này phân giải urease thành amoniac (NH4+) và OH, pH nước  tiểu tăng. Từ đó khiến cho nước tiểu bị kiềm hóa dẫn đến giảm hòa tan struvite tạo điều kiện hình thành sỏi. Sỏi struvit được cấu tạo chủ yếu bởi các tinh thể photpho – amoniac - magne.

  • Sỏi canxi

Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi và chiếm khoảng 80% các trường hợp. Sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước và mật độ khác nhau. Nguyên nhân chính dẫn đến sỏi canxi là tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hay tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Thông thường thỏi canxi sẽ thấy ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn hormone do bệnh cường cận giáp và hiện tượng nhiễm toan ống thận.

 Sỏi canxi

  • Sỏi axit uric

Việc cơ thể bị tăng nồng độ uric trong máu không chỉ lắng đọng ở sụn, da cơ, túi nhầy…..mà nồng độ uric tại thận cũng tăng cao. Lắng đọng uric tại thận chính là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric.

  • Sỏi cystin

Sỏi cystin hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ bị đọng lại. Trong các loại sỏi thận thì sỏi cystin có tình di truyền cao nhất.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận được hình thành bởi các nguyên nhân sau:

+ Do chế độ ăn uống không hợp lý như ít uống nước,  ít ăn rau, canh, dùng nhiều kali, phytate, dùng ít protein thực vật, natri…) làm tăng hàm lượng canxi, axit uric, oxalate có trong nước tiểu.

Ăn uống không khoa học hợp lý sẽ gây nên bệnh sỏi thận

+ Do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa

+ Do dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở sự lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi .

+ Do cơ thể bị nhiễm khuẩn đường tiểu

+ Người bệnh nằm một chỗ trong thời gian dài

+ Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại

+ Người bệnh uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc. Nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

+ Người bị bệnh phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bang quang đã làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ…..

Triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận

Tiến trình hình thành sỏi thận có thể được diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện một khi đã có sỏi hoặc có bùn ở trong thận. Bệnh sỏi thận có những triệu chứng thường gặp sau:

+ Người bệnh khi có những tác động từ bên ngoài, vận động mạnh hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ và liên tục ở vùng thắt lưng.

+ Người có dấu hiệu đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn

+ Có thể đi kèm với triệu chứng rối loạn tiểu tiện và khó chịu

+ Đau bụng dữ dội

Đau nhức, khó chịu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh sỏi thận

+ Đau nhức ở phần thắt lưng nhất là ở phía có sỏi. Nếu sỏi có cả hai bên thận thì đau toàn bộ vùng thắt lưng và đau lan cả ra vùng lưng, hông.

+ Một số trường hợp thì đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên là sẽ đau ở hai hố thắt lưng rồi sau đó lan xuống vùng bụng dưới và vùng đùi.

+ Tiểu buốt, tiểu ra mủ, tiểu gắt: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, tái phát nhiều lần và có thể tiểu ra sỏi.

+ Tiểu ra máu: Là biến chứng rất thường gặp của sỏi thận – tiết niệu. Đặc biệt khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản sẽ gây đau kèm tiểu máu.

+ Sốt: Người bị sỏi thận sẽ có triệu chứng sốt cao, rét run và kèm theo triệu chứng đau hông, tiểu buốt, đau hông, lưng…..

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận kéo dài lâu ngày và không được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Sỏi thận gây tắc đường tiết niệu

Sỏi thận nằm trong lòng đường tiểu như bể thận, đài thận, bàng quang thì đều có khả năng rơi vào niệu quản hay niệu đạo từ đó gây ra tắc nghẽn. Khi sỏi còn nhỏ thì rất khó để có thể phát hiện ra và chữa trị kịp thời. Do đó, đã tạo cơ hội cho sỏi rơi vào niệu quản, niệu đạo và gây tắc đường tiểu. Khi đấy, hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh để đẩy sỏi ra ngoài từ đó sẽ gây nên những cơn đau buốt.

Không chỉ vậy, sỏi thận còn gây ra hiện tượng ứ nước ở thận và niệu đạo. Nếu như sỏi không được lấy ra kịp thời thì sau một thời gian dài thận sẽ bị ứ nước.Từ đó không thể phục hồi nữa và gây ra hiện tượng bí tiểu.

 Sỏi thận có thể gây tắc đường tiết niệu

  • Gây suy thận cấp tính và mãn tính

Đây là biến chứng rất nguy hiểm của sỏi thận và có thể gây tử vong cho người bệnh khi cả hai quả thận đều xảy ra hiện tượng tắc dẫn đến vô niệu. Quá trình ứ nước kết hợp với nhiễm trùng sẽ làm hủy hoại dần mô thận. Và lúc này bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để chạy thận hàng tuần.

  • Sỏi thận gây nhiễm trùng

Viên sỏi thận có những cạnh sắc nhọn, sỏi nằm lâu này trong hệ niệu đạo sẽ gây nhiễm trùng. Các biểu hiện thường gặp ở thể bệnh như đau lưng, tiểu ra mủ, tiểu dắt, sốt cao và nặng hơn sẽ gây ra thận ứ mủ, thận hóa mủ. Nếu như bệnh không phát hiện sớm để bệnh bị nhiễm trùng thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.

  • Vỡ thận

Người bệnh sẽ bị vỡ thận khi bị ứ nước quá nhiều trong khi vách thận lại rất mỏng. Tuy nhiên trường hợp này thì khá hiếm gặp.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh sỏi thận hiện nay

Có rất nhiều biện pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh sỏi thận và tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất.

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh sỏi thận

+ Căn cứ vào bệnh sử sẽ tiến hành khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán

+ Với trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ cần kết quả chụp X-quang. Siêu âm bụng để phát hiện ra loại sỏi.

+ Chụp CT đường tiết niệu cũng là một phương pháp để chẩn đoán sỏi thận, tìm kiếm các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự bệnh sỏi thận.

+ Với trường hợp người bệnh dùng các phương pháp chẩn đoán trên chưa rõ ràng thì bác sĩ sẽ làm thêm một xét nghiệm X-quang đặc biệt (Pyelogram tĩnh mạch, IPV).

Đối tượng dễ mắc bệnh sỏi thận

Những đối tượng sau sẽ rất dễ mắc bệnh sỏi thận là:

+ Khi gia đình có người bị bệnh thận thì các thế hệ tiếp theo sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này

+ Những người mà ăn quá nhiều protein, đường, muối

+ Những người sống tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước và bị đổ ra mồ hôi nhiều sẽ dẫn đến thiếu nước.

+ Người bị béo phì cũng có nguy cơ mắc sỏi thận rất cao

+ Người đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận.....

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh sỏi thận cao hơn so với nữ giới

Các biện pháp điều trị bệnh sỏi thận

Phụ thuộc vào loại cũng như kích thước của sỏi và mức độ nhiễm trùng để từ đó có phương pháp điều trị cho thật phù hợp.

  • Điều trị sỏi thận nhỏ

+ Uống nhiều nước: Người bị sỏi thận hãy uống từ 2 -3 lít nước mỗi ngày để rửa hệ thống tiết niệu.

+ Sử dụng thuốc giảm đau: Bị sỏi thận sẽ gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen ( Advil, Motrin…), Acetaminophen ( Tylenol…) hoặc Naproxen sodium ( Aleve)…

+ Bệnh nhân có thể uống nước râu ngô hoặc các thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc nam để kích thích tiểu tiết, sỏi sẽ bị làm mềm và cũng theo đó ra ngoài….

  • Điều trị sỏi lớn

Nếu một khi phát hiện sỏi mà sỏi đã lớn thì bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại khoa ( mổ thận lấy sỏi, tán sỏi qua da, tán mổ nội soi…).

Đặc biệt với bệnh nhân bị sỏi gan, sỏi mật, sỏi thận thì tỷ lệ tái phát thường lên đến 60%. Sau khi đã mổ lấy sỏi cho dù là phẫu thuật hay uống thuốc tán sỏi thì người bệnh cũng cần chú ý việc ăn uống, dùng thuốc hỗ trợ sau điều trị.

 Phẫu thuật điều trị sỏi thận

Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Bạn có thể phòng ngừa bệnh sỏi thận bằng các cách sau:

+ Uống nhiều nước để tiểu nhiều

+ Không nên sử dụng quá nhiều các loại vitamin C,D. Phải có chế độ ăn vừa phải chất canxi, giảm ăn muối, chất đạm cùng các thực phẩm chứa nhiều oxalate….

+ Với người làm việc và tiếp xúc với các chất độc hại thì không chỉ sử dụng các biện pháp giảm tối đa mức độ tiếp xúc mà còn phải thường xuyên khám kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm nhất.

+ Cần phải duy trì chế độ tập luyện thể dục như: đi bộ, đạp xe…..để có sức khỏe tốt và loại trừ nguy cơ gây bệnh…..

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị, phòng tránh bệnh sỏi thận như thế nào cho hiệu quả. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về bệnh hoặc muốn tìm một nhà máy cung cấp thuốc trị bệnh sỏi thận được làm từ các thành phần thiên nhiên an toàn cho sức khỏe thì hãy nhanh liên hệ với Bách Thảo Dược để được tư vấn miễn phí

Bạn đang xem: Sỏi thận và những nguy hiểm khó lường tại Chuyên mục Tư vấn

Biên soạn nội dung: Bách thảo dược

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

10 cách điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, khoa học

30/05/2024 2650 lượt xem

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở…

Xu hướng mới bảo vệ sức khỏe xương khớp

28/05/2024 2188 lượt xem

Hiện nay, tình trạng đau nhức, đau mỏi xương khớp…

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 3763 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 4729 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 105736 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969