Bách Thảo Dược

Những dấu hiệu cảnh báo thận đang "xuống cấp" và giải pháp "bảo dưỡng" thận hiệu quả

13/12/2021

Thận là một bộ phận quan trọng của cơ thể, là cửa ngõ sinh mệnh của mỗi người. Khi chức năng thận suy yếu sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác, khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng bệnh nguy hiểm. Để phòng ngừa điều này, hãy nắm chắc những "tín hiệu" cảnh báo thận đang suy yếu và những phương pháp đơn giản để "bảo dưỡng" cho thận khỏe mạnh nhé!

Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thận đang "lao dốc"

  • Rùng mình, lạnh tứ chi: Cảm giác ớn lạnh, tứ chi xanh xao, lạnh băng, thậm chí lạnh đến vùng đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình, lạnh chi thường kèm theo những biểu hiện của thận hư như: Đau lưng, nhức mỏi đầu gối, cơ thể suy kiệt, chán chường, thở yếu, ăn không ngon...
  • Hen suyễn: Thận là cơ quan có chức năng “nạp” khí, nếu thận hư sẽ không thể “tích” khí, dẫn đến tình trạng thở khó thở, thở khò khè. Nguy hiểm hơn, cùng với triệu chứng hen suyễn, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng vã mồ hôi lạnh.
  • Rối loạn về sinh dục: Đông y cho rằng thận là nơi chứa tinh. Thận âm và dương đóng vai trò tương trợ và chế ngự lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý bình thường cho cơ thể. Một khi sự cân bằng vốn có này bị phá vỡ hoặc chức năng thận suy giảm thì hậu quả thường dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, các bệnh về tinh dịch, mộng tinh, liệt dương...
  • Hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều:  các dấu hiệu thận yếu thường gặp.
  • Tiểu nhiều về đêm: Các biểu hiện như tiểu đêm nhiều, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu là biểu hiện phổ biến của bệnh thận hư. Do đó, khi gặp các hiện tượng này, bạn cần đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, khám sức khỏe ngay lập tức để có thể phát hiện bệnh sớm.
  • Chóng mặt, ù tai: Rất nhiều bệnh nhân thận yếu có cảm giác chóng mặt, đi đứng loạng choạng, buồn nôn..., kèm theo đó là tình trạng ù tai, là những dấu hiệu thận yếu liên quan đến thiếu máu não. Nếu triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể khiến cho tai bị điếc.
  • Táo bón: Tuy bệnh sinh táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, song cội nguồn sâu xa lại là do chức năng thận kém gây nên. Nguyên nhân là vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc phải thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được vai trò cố hữu của nó.
  • Lưng đau, chân mỏi: Khi cơ thể ngồi một chỗ trong thời gian dài như khi đi tàu xe, đi máy bay dễ dẫn đến ngưng khí, tụ máu và nguyên nhân chính thường là do chức năng thận suy giảm.

Những phương pháp đơn giản để dưỡng thận

1. Giữ ấm cho đôi chân

Giữ ấm đôi chân là cách phổ biến để bồi bổ thận. Theo quan niệm của y học cổ truyền, kinh mạch thận bắt nguồn từ lòng bàn chân, lòng bàn chân dễ bị ngoại cảnh tác động gây ra những tổn thương, hao mòn khí, muốn bảo vệ thận thì phải chú ý đến việc giữ ấm phần dưới của bàn chân.

Khi ngủ, cố gắng không để chân đối diện với máy lạnh, quạt, không đi chân đất nơi ẩm ướt trong thời gian dài, không để chân bị lạnh trong môi trường nhiệt độ thấp.

2. Luôn giữ đường ruột thông thoáng (không bị tắc, táo bón)

Để duy trì chức năng thận, cần phải duy trì tình trạng phân mịn, thông suốt. Khi phân không mịn có thể là vấn đề dễ khiến cơ thể khó chịu và sinh ra tâm trạng cáu gắt, tức ngực và gây hại cho thận.

Khi đi vệ sinh (đại tiện) không được trơn tru, thuận lợi, đường ruột bị tắc, bạn có thể dùng mu bàn tay xoa vào vùng thận để đẩy nhanh quá trình đại tiện, đồng thời có thể dùng tay xoa khắp cơ thể khi đi bộ để giảm triệu chứng đau lưng.

3. Uống nhiều nước để bồi bổ thận

Nước là nguồn gốc của sự sống, uống nhiều nước có thể đẩy nhanh chức năng bài tiết của thận và có thể đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.

Do vậy, mỗi người cần hình thành thói quen duy trì uống nước thường xuyên, lượng nước uống hàng ngày có thể giữ ở mức khoảng 1000-1500ml là tối thiểu, tùy theo nhu cầu cơ thể và công việc cũng như môi trường sống để tăng lượng nước lên 2000ml hoặc hơn.

4. Ngủ đủ giấc

Muốn dưỡng thận, chăm sóc thận đúng cách nhất thì phải đảm bảo ngủ đủ giấc. Chỉ có ngủ đủ giấc mới đảm bảo được quá trình sinh hóa của máu và quá trình chuyển hóa các tinh chất của thận trong cơ thể.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải tránh để bản thân rơi vào tình trạng mệt mỏi quá độ. Hãy cố gắng duy trì và hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và dậy sớm đúng giờ sẽ giúp bạn bảo vệ tinh khí cho thận, tăng cường chức năng hoạt động của thận.

5. Cảnh giác với việc sử dụng thuốc

Thuốc nào cũng có những tác dụng phụ nhất định, một số loại thuốc dễ gây hại cho thận khi sử dụng lâu dài. Do đó, bạn phải hết sức cảnh giác khi dùng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.

Đối với những loại thuốc cần dùng trong thời gian lâu dài, bạn cũng cần tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia có liên quan và phải sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn.

6. Tuyệt đối không được nhịn đi tiểu

Khi áp lực công việc tăng cao, công việc bận rộn, phải ngồi tập trung trong thời gian dài để hoàn thành, điều này khiến cho nhiều người có thói quen nhịn tiểu khi làm việc.

Khi nước tiểu trong bàng quang bị tích trữ đến một mức độ nhất định sẽ dễ kích thích thần kinh và sinh ra phản ứng đi tiểu, nếu không thông kịp thời “xả” ra thì nước tiểu sẽ bị cô đặc lại trong tình trạng đục và gây hại cho thận, tác động lên các cơ quan khác của cơ thể.

7. Đi đại tiện thường xuyên, tốt nhất là vào sáng sớm sau khi ngủ dậy

Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn và bài tiết các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài kịp thời không chỉ giúp tinh thần sảng khoái mà còn tránh được tổn thương cho thận, giảm bớt gánh nặng cho thận.

Mỗi người nên duy trì thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày để đường ruột thông thoáng, đây là cách tuyệt vời để chăm sóc và giữ gìn chức năng thận.

8. Tập thể dục và dưỡng sinh là cách bồi bổ thận nên làm hàng ngày

Tập thể dục tích cực và đều đặn cũng có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh thận phát triển. Bạn có thể dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân để chọn ra cho mình loại hình vận động phù hợp.

Thông thường, bạn chỉ cần chọn một môn thể dục nhẹ nhàng, mềm mại, đều đặn là có thể giúp ích cho thận hoạt động hiệu quả. Ví dụ như đi bộ, chạy chậm, thái cực quyền, khí công đều là những giải pháp tuyệt vời để chăm sóc thận của bạn.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 1485 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1642 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1605 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

04/10/2023 1824 lượt xem

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 94714 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969