Bách Thảo Dược

Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị loãng xương

02/08/2022

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp chỉ khi gặp biến chứng, bệnh mới được phát hiện. Vì thế, mỗi cá nhân nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động trang bị kiến thức về bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Loãng xương là gì?

Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị phẫu thuật với chi phí tốn kém.

Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương.

Tuổi càng cao, tình trạng xốp xương sẽ càng tiến triển nặng hơn. Vì càng lớn tuổi, quá trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương.

Nguyên nhân gây loãng xương

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mật độ xương bị suy giảm. Ngoài ra, một số tác động sau cũng có khả năng gây bệnh như:

  • Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều gây suy giảm nồng độ estrogen, thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây loãng xương.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất, đặc biệt là những chất có lợi cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3
  • Tác dụng phụ của thuốc do sử dụng thuốc corticosteroid, heparin trong thời gian dài, không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lối sống lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều… đều có thể dẫn tới tình trạng xương khớp suy yếu.
  • Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là các tác nhân gây hại, thúc đẩy và làm suy yếu hệ thống xương khớp.
  • Người lao động nặng, phải thường xuyên khuân vác vật nặng sẽ có nguy cơ mắc những bệnh cơ xương khớp cao hơn người bình thường.
  • Không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống xương khớp cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy yếu xương khớp sớm.
  • Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng loãng xương. Trong đó, một số yếu tố có thể thay đổi được, một số khác thì không thể.

Các nguy cơ không có khả năng thay đổi gồm:

  • Giới tính: Ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh, nguy cơ loãng xương tăng cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Vì phụ nữ có tổng khối lượng xương thấp hơn và sự thay đổi hormone sau mãn kinh.
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Kích thước cơ thể: Phụ nữ gầy, nhỏ người thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
  • Tiền sử gia đình có người từng bị bệnh từ trước.
  • Phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi.
  • Đã từng bị gãy xương.
  • Mắc các bệnh lý khác: Bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, hội chứng Cushing…
  • Chủng người da trắng hay người châu Á.

Các yếu tố nguy cơ có khả năng thay đổi gồm:

  • Nội tiết tố giới tính: Nồng độ estrogen thấp có thể gây ra tình trạng giảm mật độ xương ở nữ giới. Trong khi, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra tình trạng xốp xương ở nam giới.
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất như canxi và vitamin D.
  • Chán ăn tâm thần: Chứng rối loạn ăn uống có thể dẫn tới tình trạng loãng xương.
  • Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, heparin trong thời gian dài.
  • Mức độ hoạt động: Người lười tập thể dục hay ngồi lâu có thể gây yếu xương.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc lá thường có mật độ xương thấp hơn người không hút. Vì thế, người hút thuốc dễ mắc bệnh hơn.
  • Uống rượu bia: Lạm dụng rượu bia có thể làm suy yếu xương, khiến xương dễ gãy.

Cách phòng tránh loãng xương

Để ngăn chặn và làm chậm quá trình suy giảm mật độ xương, ngoài việc xác định nguyên nhân thứ phát gây loãng xương, bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, tham khảo bác sĩ để được tư vấn các loại viên uống bổ sung phù hợp.
  • Người trong nhóm đối tượng nguy cơ nên được đo loãng xương để kiểm tra và sớm phát hiện ra dấu hiệu loãng xương.
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để xây dựng một hệ xương chắc khỏe, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, đặc biệt là với người lớn tuổi.
  • Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích để tránh gây hại đến xương khớp.
  • Khi xuất hiện các vấn đề cơ xương khớp (đau xương khớp, đau cơ bắp, chuột rút thường xuyên…), bạn nên đi đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm xương khớp, đặc biệt là corticoid. Lạm dụng các thuốc này có thể làm tình trạng loãng xương thêm trầm trọng, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
  • Thận trọng khi sinh hoạt và làm việc, tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc.

Cách điều trị loãng xương

Điều trị loãng xương bằng cách kết hợp giữa phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc

Phương pháp không sử dụng thuốc

  • Chế độ ăn uống: Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi theo nhu cầu của cơ thể và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Chế độ sinh hoạt: Bạn nên vận động cơ thể thường xuyên để tăng sự dẻo dai cho cơ bắp. Ngoài ra, người bệnh cần cẩn trọng trong sinh hoạt để phòng tránh té ngã.
  • Có thể sử dụng những dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.

Phương pháp dùng thuốc

Khi điều trị loãng xương, người bệnh cần bổ sung đủ lượng canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày và lượng vitamin D cần thiết khoảng 800 – 1000 IU/ngày cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc chống hủy xương như:
Alendronate: Fosamax plus hay Fosamax 5600 (1 viên/tuần).
Zoledronic acid được truyền tĩnh mạch với liều lượng 5mg/100ml mỗi năm. Thuốc chống chỉ định với người bệnh suy thận nặng và rối loạn nhịp tim.
Calcitonin thường được chỉ định cho người bệnh gãy xương hay bị đau do loãng xương, liều lượng 50 – 100 IU/ngày, cần dùng kết hợp nhóm bisphosphonate.
Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), Raloxifene (Evista) thường được chỉ định cho nữ giới bị loãng xương sau mãn kinh, liều lượng 60 mg/ngày.
Những nhóm thuốc khác cũng thường được sử dụng trong điều trị loãng xương gồm:
Strontium ranelate (Protelos): Thuốc tăng cường tạo xương, ức chế hủy xương.
Deca-Durabolin và Durabolin: Thuốc giúp tăng quá trình đồng hóa.
dùng thuốc trị loãng xương

Điều trị các biến chứng

Những biến chứng do loãng xương có thể gây đau hoặc gãy xương tùy theo cấp độ bệnh. Để điều trị các biến chứng cần dùng nhiều phương pháp khác nhau.

  • Điều trị đau: Điều trị dựa vào bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết hợp Calcitonin.
  • Điều trị gãy xương: Bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị như đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt sống nhân tạo. Một số trường hợp bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật thay xương hoặc thay khớp nếu có chỉ định.

Điều trị lâu dài

Ngoài những phương pháp trên, để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh sẽ cần thực hiện việc điều trị lâu dài như:

  • Theo dõi, tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
  • Kiểm tra lại mật độ xương định kỳ để đánh giá kết quả điều trị.
  • Người bệnh loãng xương nên được điều trị lâu dài trong khoảng 3 – 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ cần đánh giá lại tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị tiếp theo.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 1385 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1444 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1462 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

04/10/2023 1689 lượt xem

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 94025 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969