Bách Thảo Dược

Đau dây thần kinh ở cổ có nguy hiểm không?

22/11/2021

Đau dây thần kinh ở cổ, cụ thể là cảm giác đau nhức vùng cổ, không cử động được, kèm theo triệu chứng đau ở vùng vai quanh gáy và phần lưng trên. Chứng đau cổ vai ngày càng phổ biến không chỉ ở những người chơi thể thao mà cả người lao động, công nhân viên chức, nhân viên văn phòng, học sinh - sinh viên và người nội trợ. Đau dây thần kinh ở cổ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh từ thông thường đến nặng nề như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, u bướu.

1. Triệu chứng đau dây thần kinh cổ 

Khu vực cổ, vai, gáy là nơi chứa nhiều loại dây thần kinh khác nhau do đó biểu hiện của cơn đau dây thần kinh cổ ở mỗi người là khác nhau. Phổ biến nhất có hai loại đó là đau dây thần kinh cổ trái và đau dây thần kinh cổ phải. Trường hợp hiếm sẽ có người đau ở cả 2 bên cổ và vai gáy. Những dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh cổ:

  • Những cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng cổ, vai gáy và cả phần lưng trên.
  • Cơn đau dồn dập có thể lan xuống vùng cánh tay, gây tê bì và rối loạn cảm giác ở các ngón tay.
  • Khi cử động mạnh, cử động cổ gặp nhiều khó khăn, không linh hoạt.
  • Khi sờ hoặc ấn nhẹ vào vùng da ở vị trí đau sẽ cảm nhận được cơn đau rõ ràng.
  • Cơn đau tăng lên khi hắt hơi và khi vừa ngủ dậy.
  • Một số dấu hiệu khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…do lượng máu lưu thông giảm.

Bệnh đau dây thần kinh ở cổ thường có các biểu hiện đa dạng, ập đến bất ngờ. Sau đó có thể hết nhanh trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý về cột sống. Lúc này cơn đau diễn tiến nặng hơn, có thể lan lên đầu, xuống cánh tay hoặc các ngón tay, gây rối loạn cảm giác, tê bì và khó cử động linh hoạt.

2. Nguyên nhân đau dây thần kinh ở cổ

  • Tình trạng đau và căng cơ do ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu một chỗ hoặc lười vận động. 
  • Hoạt động quá sức mang vác vật nặng, gây gia tăng áp lực lên vùng cổ. 
  • Tác động mạnh và đột ngột cùng lúc lên vùng cổ khiến các cơ và dây thần kinh căng lên.
  • Các bệnh lý về cột sống, nhất là những bệnh có liên quan đến cột sống cổ.
  • Tình trạng lão hóa xương khớp ở người cao tuổi.
  • Người bị các chấn thương do tai nạn, đánh nhau, sinh hoạt, lao động… 
  • Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến cho tình trạng đau dây thần kinh cổ gia tăng nguy cơ.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Gai cột sống cổ

3. Phòng ngừa chứng đau dây thần kinh cổ

Để phòng ngừa và hạn chế đau dây thần kinh ở cổ, mọi người cần chú ý một số hoạt động sau:

  • Không ngồi làm việc quá lâu tại bàn giấy hoặc máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên đứng lên để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay;
  • Giữ cổ thẳng, ngồi sai đúng khi học, làm việc, đọc sách hoặc đánh máy, tránh cúi gập cổ quá lâu;
  • Hạn chế kê gối cao đầu để đọc sách hay xem tivi vì sẽ ảnh hưởng đến tư thế của cột sống cổ. Nên đặt một chiếc gối thấp ở vùng gáy khi ngủ, tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ khi ngồi đọc sách, xem tivi...;
  • Thường xuyên tập luyện các động tác nhẹ nhàng như ưỡn cổ, cúi đầu về trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, phải, xoay tròn đầu và cổ, gập cổ lên xuống... sẽ phòng ngừa được bệnh;
  • Nếu đã bị thoái hóa đĩa đệm, không nên bẻ, lắc cổ kêu răng rắc bởi thao tác này sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và khiến bệnh trầm trọng hơn. Khi bị đau cổ vai gáy nên dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, bổ sung một số vitamin và khoáng chất, xoa bóp massage nhẹ nhàng để thư giãn cơ và giảm đau nhức cổ vai gáy.

4. Cách chữa trị hiệu quả

Khi có những dấu hiệu đau dây thần kinh cổ, để được điều trị dứt điểm bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên sâu uy tín để được chẩn đoán, làm xét nghiệm, chụp X-quang sớm nhất.

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, việc thay đổi lối sống, cách sinh hoạt hàng ngày và ý thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng rất quan trọng. Nếu thường xuyên phải ngồi tại chỗ, nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng. Đồng thời, cần:

  • Rèn luyện, luyện tập, ý thức về sức khỏe, kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý.
  • Các tư thế đứng hoặc ngồi thẳng khi ngủ hay làm việc.
  • Khi ngủ nên gối đầu cao khoảng 10cm
  • Tăng cường massage, xoa bóp, ấn nhẹ nhàng vào gáy, vai cổ, lưng hàng ngày.
  • Uống các loại thuốc, sản phẩm TPCN giảm đau, giảm viêm,… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để làm giảm tức thời các cơn đau nhức.

Một số sản phẩm Xương khớp sản xuất tại Bách Thảo Dược

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 1271 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1431 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1449 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

04/10/2023 1666 lượt xem

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 93908 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969