Bách Thảo Dược

Các để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu

05/01/2023

Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống. Nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, v.v.... Hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi phải tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch có ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô.

1. Hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị mắc bệnh và nhiễm trùng trong suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, một số người có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị mắc bệnh và mắc bệnh và nhiễm trùng hơn. Những người mắc ung thư trải qua các bước điều trị như hóa trị, xạ trị...cũng thường có hệ miễn dịch yếu.

Các tế bào bạch cầu, kháng thể và các hạch bạch huyết, tạo nên hệ miễn dịch của cơ thể. Nhiều rối loạn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến một người bị suy giảm miễn dịch. Những rối loạn suy giảm miễn dịch xuất hiện từ khi sinh ra hoặc do các yếu tố môi trường, bao gồm:

  • HIV
  • Một số bệnh ung thư
  • Suy dinh dưỡng
  • Viêm gan siêu vi
  • Một số phương pháp điều trị y tế.

2. Triệu chứng của hệ miễn dịch yếu

Triệu chứng chính của hệ miễn dịch yếu là dễ bị mắc bệnh và nhiễm trùng. Một người có hệ miễn dịch yếu có khả năng bị mắc bệnh và nhiễm trùng thường xuyên hơn những người khác và những bệnh này sẽ nặng hơn hoặc khó điều trị hơn.

Những bệnh mà người có hệ miễn dịch yếu thường bị mắc bệnh và nhiễm trùng bao gồm:

  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Viêm phế quản
  • Mắc bệnh và nhiễm trùng da.

Những bệnh này tái phát với tần suất cao.

Các triệu chứng khác của hệ miễn dịch yếu có thể bao gồm:

  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Viêm nội tạng
  • Rối loạn hoặc bất thường về máu, chẳng hạn như thiếu máu
  • Các vấn đề về tiêu hóa, như mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và đau quặn bụng
  • Chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3. Lời khuyên để giữ sức khỏe khi có hệ miễn dịch yếu

Những người có hệ miễn dịch yếu có thể thực hiện một số bước để tối ưu cuộc sống khỏe mạnh và tránh mắc bệnh và nhiễm trùng.

Thứ nhất: Vệ sinh tốt

Một trong những cách dễ nhất để một người có hệ miễn dịch yếu có thể khỏe mạnh là vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên. Bạn nên rửa tay vào các thời điểm sau:

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị bữa ăn
  • Trước khi ăn
  • Sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho.

Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương hở da khác

  • Sau khi tiếp xúc với người không khỏe
  • Sau khi sử dụng hoặc giúp trẻ sử dụng phòng tắm
  • Sau khi thay tã
  • Sau khi chạm vào động vật hoặc thức ăn hoặc chất thải của động vật
  • Sau khi chạm vào rác.

Rửa tay đúng cách làm giảm đáng kể bệnh tật. Rửa tay làm giảm 58% trường hợp tiêu chảy truyền nhiễm ở những người có hệ miễn dịch yếu. Rửa tay bằng xà phòng và nước có thể giúp bảo vệ trẻ em và giảm thiểu số ca tử vong do viêm phổi và bệnh tiêu chảy ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Thứ hai: Tránh tiếp xúc với người bị bệnh

Những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh và nhiễm trùng. Virus và các bệnh truyền nhiễm khác có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc ở khoảng cách gần. Chúng cũng có thể lan truyền trong hơi nước khi ho hoặc hắt hơi.

Không phải lúc nào cũng có thể tránh được những người bị bệnh. Tuy nhiên, một người có hệ miễn dịch yếu nên tránh tiếp xúc gần, chẳng hạn như ôm hoặc hôn với người ốm. Họ cũng cần tránh chia sẻ đồ ăn thức uống với những người đó.

Thứ ba: Khử trùng đồ gia dụng

Vi trùng gây bệnh có thể sống trên bề mặt một số vật dụng trong nhà, chẳng hạn như tay nắm cửa và điều khiển từ xa. Một người có thể giảm số lượng vi trùng bằng cách khử trùng thường xuyên.

Thứ tư: Làm theo lời khuyên của bác sĩ về vắc-xin

Hầu hết mọi người nên tiêm chủng định kỳ. Tuy nhiên, một người bị suy yếu miễn dịch hoặc tổn thương hệ miễn dịch nên trì hoãn hoặc không tiêm. Người đó có thể được tiêm chủng khi bệnh đã khỏi hoặc đã ngừng điều trị.

Ví dụ về vắc-xin mà các bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn hoặc tránh bao gồm:

  • Vắc-xin MMR chống sởi, quai bị và rubella
  • Vắc-xin cúm sống
  • Vắc-xin MMRV, kết hợp vắc-xin MMR với vắc-xin thủy đậu
  • Vắc-xin bệnh dại

Những người có hệ miễn dịch yếu nên kiểm tra với bác sĩ xem loại vắc-xin nào an toàn cho họ và sau đó làm theo khuyến nghị của bác sĩ.

Thứ năm: Quản lý căng thẳng

Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến một người dễ mắc bệnh hơn. Những người có hệ miễn dịch yếu nên thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng. Một số phương pháp có thể làm giảm và kiểm soát căng thẳng bao gồm: Yoga; Thiền; Mát xa; Dành thời gian theo đuổi sở thích...

Thứ sáu: Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ cũng có tác động tương tự đến hệ miễn dịch của cơ thể giống như căng thẳng. Thiếu ngủ làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch của cơ thể. Người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, trong khi trẻ sơ sinh và trẻ em cần ngủ từ 8 đến 17 giờ tùy theo độ tuổi.

Thứ bảy: Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe mỗi người. Những người có hệ miễn dịch yếu cần một chế độ ăn nhiều rau và trái cây để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.

Ví dụ, nếu một người bị suy giảm miễn dịch vì đang điều trị ung thư, cần tránh các bệnh do thực phẩm bằng cách:

  • Rửa tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi gọt vỏ
  • Tránh thịt, cá và trứng chưa nấu chín
  • Làm lạnh thực phẩm kịp thời
  • Chọn sữa, nước trái cây tiệt trùng

Thứ tám: Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc tăng cường cơ thể, tập thể dục khiến cơ thể giải phóng endorphin làm giảm mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu nên cẩn thận không tập thể dục quá nặng vì điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch hơn nữa.

Do đó, những người có hệ miễn dịch yếu cần tránh tập thể dục:

  • Ở cường độ quá cao
  • Quá thường xuyên
  • Trong thời gian dài mà không dừng lại để nghỉ ngơi

Thứ chín: Cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung

Một số vitamin và khoáng chất ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Ví dụ, một người bị thiếu vitamin C có thể bị suy yếu khả năng miễn dịch. Các vitamin và khoáng chất khác có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch bao gồm:

  • Vitamin A
  • Vitamin D
  • Vitamin E
  • Sắt
  • Acid folic
  • Kẽm.

Tốt nhất là lấy các chất dinh dưỡng này từ các nguồn thực phẩm nếu có thể, nhưng cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp mua trong các cửa hàng y tế.

Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp của các tế bào máu và các cơ quan, và nó bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh. Nếu một người thấy thường xuyên bị mắc bệnh và nhiễm trùng, họ có thể có một hệ miễn dịch yếu.

Một người có hệ miễn dịch yếu có thể thực hiện một số bước ở nhà để giữ cho mình khỏe mạnh và tối đa hóa chức năng miễn dịch của họ.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

10 cách điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, khoa học

30/05/2024 2683 lượt xem

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở…

Xu hướng mới bảo vệ sức khỏe xương khớp

28/05/2024 2197 lượt xem

Hiện nay, tình trạng đau nhức, đau mỏi xương khớp…

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 3769 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 4735 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 105812 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969