Bách Thảo Dược

4 động tác đơn giản hỗ trợ giảm cơn tăng huyết áp đột ngột

30/08/2022

Huyết áp là một thông số cho biết tình trạng sức khỏe. Huyết áp tăng đột ngột ít nhiều đều gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Do đó nhận biết và có cách xử trí khi bị tăng huyết áp đột ngột sẽ giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

1. Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm thế nào?

Huyết áp là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của mạch máu. Bác sĩ sẽ chẩn đoán Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
 
Bên cạnh đó, huyết áp không phải luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của chúng ta ngay tại thời điểm đó. Chỉ cần một hoạt động nhỏ như thay đổi vị trí, tư thế, uống cà phê hay hút thuốc lá, bị xúc động... cũng sẽ làm huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể luôn phối hợp nhiều cơ chế để mau chóng đưa huyết áp trở về giá trị huyết áp bình thường.
 
Trong trường hợp huyết áp tăng cao và tăng nhanh liên tục, áp lực dòng máu trong lòng mạch máu quá lớn sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến cố tim mạch. Điều đáng sợ nhất chính là vỡ mạch máu; nếu tại não thì gây ra xuất huyết não, bệnh nhân bị yếu liệt, nói khó hay nặng hơn là lú lẫn, hôn mê.
 
Nếu bệnh nhân đã có phình bóc tách động mạch chủ trước đó, với áp lực máu lớn, nguy cơ vỡ ra rất cao, nhanh chóng tụt huyết áp và tử vong. Áp lực dòng máu lớn cũng có thể gây bong tróc các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc hẹp máu nuôi đến các cơ quan gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tăng huyết áp đột ngột còn gây phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, chảy máu mũi liên tục, xuất huyết võng mạc làm mù lòa...

2. Nhận biết tăng huyết áp đột ngột

Hầu hết các trường hợp đến bệnh viện là khi tình trạng tăng huyết áp đột ngột đã gây tổn thương cơ quan đích. Cụ thể là bệnh nhân đến khám khi thấy đột ngột yếu liệt nửa người, miệng méo, đau ngực, khó thở, ho ra máu, nhìn mờ, chảy máu cam hay lơ mơ, chậm tiếp xúc. Các trường hợp này rất đáng tiếc vì nếu kiểm soát được huyết áp về bình thường thì tình trạng tổn thương cơ quan cũng khó khôi phục lại như bình thường.
Một số ít bệnh nhân nhạy cảm hơn, có khả năng tự nhận biết huyết áp đang tăng cao khi thấy đau đầu, đau gáy, cứng cổ, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói hay chỉ là cảm giác bứt rứt, lo lắng khó chịu mơ hồ. Lúc này, việc nhanh chóng tìm chỗ ngồi nghỉ và đo huyết áp để kiểm tra ngay lập tức là vô cùng cần thiết.

3. Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

Cách xử lý huyết áp tăng đột ngột đầu tiên là đặt bệnh nhân ngồi nghỉ hay nằm nghỉ. Nếu đang làm việc ngoài trời, đang đi ngoài đường, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi có bóng râm, mát mẻ, thoáng khí, yên tĩnh và tránh kích động, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh. Có thể cởi bớt nón mũ, quần áo để người bệnh được thoải mái hơn và sau đó tiến hành đo lặp lại huyết áp.

Nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, có thể giữ người bệnh theo dõi tại nhà, hạn chế đi lại, chủ yếu nghỉ ngơi. Bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc huyết áp trong ngày theo toa điều trị. Đồng thời, cần hạn chế ăn mặn, không hút thuốc lá, tránh lo âu... để huyết áp về ổn định. Nếu vẫn còn bất thường, nên đi tái khám sớm hơn ngày hẹn để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg, cần sử dụng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước. Đây là các loại thuốc khống chế huyết áp khởi đầu tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường có dạng bào chế là viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và đo lại huyết áp. Trong trường hợp huyết áp vẫn còn cao hoặc tại nhà không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.

Trong bất cứ tình huống nào bệnh nhân vừa có tăng huyết áp đột ngột và vừa có các triệu chứng nêu trên như yếu liệt, đau ngực, khó thở, nhìn mờ, chảy máu, lừ đừ, mê man thì cần đưa đến khoa cấp cứu của các bệnh viện gần nhất để được can thiệp kịp thời.

4. Một số động tác hỗ trợ giúp giảm huyết áp

4.1 Vuốt ấm hai vành tai

Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên khoảng 10-15 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí.
 
Theo y học cổ truyền kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người bên cạnh có thể nhờ người đó trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).
 

4.2 Vuốt dọc hai bên mũi

Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm từ 15-20 lần.
 
Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng, kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí.
 
Huyết có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực ở phần đầu.
 

4.3 Vuốt dọc hai chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần.
 
Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp giảm nhẹ áp lực ở đầu.
 
Ngồi hoặc nằm thư giãn, tập trung vùng đan điền
Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng đan điền, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển xuống dưới nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này cần kéo dài hơn 10 phút.
 
Ngoài việc áp dụng để hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc thông khí huyết trong cơ thể, giữ thể trạng tốt.
 

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 1436 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1495 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1520 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

04/10/2023 1739 lượt xem

Huyết áp là một trong những thông số đơn giản…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 94311 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969