Bách Thảo Dược

Thần khúc dược liệu - Cải thiện chức năng tỳ vị

15/02/2022

Thần khúc là gì, đặc điểm nhận biết 

  • Thần khúc còn có tên gọi khác là Lục thần khúc, Tiêu thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần khúc.
  • Tên khoa học: Massa Fermentata Medicinalis

Thần khúc dược liệu được ghi đầu tiên trong sách ” Dược tính bản thảo” là một hỗn hợp của bột mì (hoặc bột gạo) với nhiều vị thuốc cho lên men chế thành.

Các vị thuốc Thần khúc phối hợp nhau bằng cách trộn lẫn bột mỳ hoặc bột gạo để gây mốc rồi đóng bánh phơi khô. Số vị dược liệu có thể dao động từ 4-5 vị lên đến 50 vị, trong đó phần lớn là những vị có tinh dầu như Thanh hao, Hương nhu, Hương phụ, Sơn tra, Thương nhĩ tử, Thiên niên kiện, Quế, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ chế, Bạc hà, Sa nhân, Tô diệp, Kinh giới, Địa liền, Mạch nha,…

Thành phần hóa học

Trong Thần khúc dược liệu chứa thành phần hóa học từ các vị thuốc phối hợp, chủ yếu là các chất men (yeast), amylase, vitamin B, protid, lipid, tinh dầu, glucosid, men lipase.

Tác dụng của Thần khúc

Tính – vị, quy kinh

Thần khúc dược liệu vị ngọt cay, tính ôn, quy kinh Tỳ Vị.

Theo ghi chép trong các sách cổ:

  • Sách Trân châu nang: Dược liệu có vị cay.
  • Sách Thang dịch bản thảo: Thần khúc khí ấm, vị ngọt. Nhập túc dương minh kinh.
  • Sách Bản thảo cương mục: Dược liệu có vị ngọt, cay ấm, không độc.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: Quy kinh Tỳ, vị.
  • Sách Bản thảo kinh giải: Nhập túc quyết âm can kinh, túc dương minh vị kinh.

Tác dụng theo Y học cổ truyền 

Thần khúc có tác dụng tiêu thực hòa vị. Chủ trị các chứng ăn không tiêu, nôn, ỉa lỏng, lợi sữa, cảm mạo bốn mùa.

  • Trích Sách Dược tính bản thảo: ” Thần khúc hóa ngũ cốc, túc thực, trưng kết tích trệ, kiện tỳ noãn vị”.
  • Trích Sách Thang dịch bản thảo: “Liệu phủ tạng trung phong khí, điều trung tán kết hạ khí, khai vị tiêu túc thực. Chủ hoắc loạn, tâm cách khí, đàm nghịch trừ phiền, phá trưng kết, bổ hư, khử lãnh khí, trừ tắt ở trường vị. Có thể trị thai động, lưng đau, ra máu không cầm”.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: “Cổ nhân dùng Khúc, tức là Khúc dùng chế rượu, khí vị ôn, tính chuyên tiêu đạo, hành khí trệ tại Tỳ vị, tán phong lãnh ở tạng phủ. Người đời sau chuyên chế Thần khúc làm thuốc, lực mạnh gấp bội tửu khúc”.
  • Sách Bản kinh phùng nguyên: “Thần khúc dược liệu tác dụng chuyên về tiêu hóa cốc mạnh tửu tích, loại cũ tốt. Có tích thuốc tiêu hóa, không tích mà uống lâu, thuốc sẽ tiêu hao nguyên khí”.

Tác dụng theo Y học hiện đại

Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu hiện đại về Thần khúc dược liệu. Một số thí nghiệm đã chỉ ra tác dụng của vị thuốc này giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa, từ đó sử dụng trong thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

Cách dùng, liều lượng

Người bệnh có thể dùng từ 10 đến 20g dược liệu dưới dạng thuốc bột hoặc có thể phối hợp vào các thang thuốc như 1 vị thuốc.

Bài thuốc

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

Tiêu thực hóa tích

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 1/2 – 1 miếng thần khúc.
  • Thực hiện: Đem hãm nguyên liệu trên với nước sôi. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng ăn không ngon, tích trệ, bụng trướng.

Bài thuốc 2 (kiện tỳ tiêu thực): 

  • Chuẩn bị: 12 gam thần khúc, 16 gam mầm lúa mạch, 4 gam gừng khô, 8 gam ô mai nhục.
  • Thực hiện: Đem sắc với nước. Bài thuốc có công dụng trị chứng ăn không ngon, ngực bụng đầy trướng, miệng nhạt.

Bài thuốc 3: 

  • Chuẩn bị: 12 gam mỗi vị thần khúc, hậu phác, thương truật, mạch nha.
  • Thực hiện: Đem tán tất cả nguyên liệu trên thành bột, chia uống 2  -3 lần/ ngày, mỗi lần dùng từ 3 – 6 gam thuốc.

Kiện tỳ, trị chứng tiêu chảy do tỳ hư (bài Khúc mạch chỉ truật hoàn)

  • Chuẩn bị: 16 gam bạch truật, 12 gam thần khúc, 8 gam chỉ thực, 12 gam mầm mạch.
  • Thực hiện: Đem sắc uống các nguyên liệu trên. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, tiêu cốc thực, trị tiêu chảy, tỳ hư, thức ăn tích trệ.

Trị cam tích (bài Tiêu cam lý tỳ thang)

  • Chuẩn bị: 2 gam tam lăng, 6 gam thần khúc, 4 gam thanh bì, 0.2 gam lô hội, 4 gam sử quân tử, 4 gam hoàng liên, 4 gam nga truật, 4 gam trần bì, 2 gam binh lang, 4 gam cam thảo sống, 6 gam mạch nha.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liêu trên 3 làn, hợp các nước thuốc lại rồi chia thành 3 phần, dùng trong ngày. Nên dùng nước đại táo và đăng tâm thảo làm thang.

Trị chứng nôn ói, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ

  • Chuẩn bị: 10 gam trần bì, 10 gam thần khúc, 5 gam cam thảo.
  • Thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn, hòa với nước hồ (hoặc nước cháo, nước gạo rang) khi uống.

Trị đau quặn bụng, tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 15 gam thục địa. 30 gam thần khúc, 15 gam bạch truật.
  • Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 4 gam, uống với nước gạo rang hoặc nước sôi.

Trị hư hàn phúc thống (đau do viêm loét dạ dày – tá tràng thể hàn), đau do lạnh bụng

  • Chuẩn bị: 10 gam thần khúc, 5 gam tiểu hồi, 10 gam nhục quế.
  • Thực hiện: Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần dùng 2 gam, ngày dùng từ 2 – 3 lần.

Trị đau bụng, xuất huyết rỉ rả & trường hợp kinh kỳ ít

  • Chuẩn bị: 150 ml giấm ăn, 10 gam thần khúc.
  • Thực hiện: Sắc kĩ, gạn với nước uống cho nóng. Dùng 10 ml/ lần, ngày dùng 1 – 2 lần.

Trị chứng tỳ vị hư nhược, ăn kém, hôi miệng, khó tiêu, suy nhược, gầy yếu, hay bị nôn khi ăn

  • Chuẩn bị: 150 gam bột mì, 60 gam thần khúc tán mịn, 90 gam nước gừng, 60 gam thịt dê.
  • Thực hiện: Nước gừng, bột thần khúc, bột mì đem nhào chung rồi cán thành sợi thô. Thịt dê đem thái lát, nấu thành súp. Khi dê chín, cho thêm mì, mắm, muối, gia vị vào. Món ăn nên dùng khi đói, 1 lần mỗi tuần.

Kiêng kỵ

Lưu ý: Không nên sử dụng các bài thuốc dùng Thần khúc dược liệu với người Tỳ âm hư vị, hỏa thịnh, phụ nữ có thai

Thuốc thường hay dùng cùng với Mạch nha, Sơn tra gọi là ” Tiêu tam tiên”

Những thông tin trên về đặc điểm và công dụng của Thần khúc với tính chất tham khảo. Người bệnh nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này để đảm bảo hiệu quả điều trị

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 1409 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 1459 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1615 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1578 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 94565 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969