TOP 10 công ty mỹ phẩm Việt Nam đẳng cấp và uy tín nhất
31/10/2023 134905 lượt xem
Gia Công Mỹ Phẩm21/12/2022
Cây ngũ trảo (cây chân chim) là một loại cây thân gỗ mọc hoang ở những vùng đất ẩm nhiều ánh sáng. Lá ngũ trảo có mùi thơm, cây ngũ trảo được dùng làm cảnh và làm thuốc. Vậy cây ngũ trảo là cây gì? Cây ngũ trảo trị bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cây ngũ trảo hay còn gọi là mẫu kinh, cây chân chim, hoàng kinh, ngũ trảo phong, ô liên mẫu hay ngũ trảo răng cưa,...
Mô tả ngắn: Trong dân gian hoặc đông Y từ rất lâu người ta đã biết đến tác dụng điều trị bệnh đa dạng của Ngũ trảo; từ các bệnh nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn hay gặp ở người lớn tuổi như đau xương khớp... Lá Ngũ trảo dạng giống hình chân chim, xòe ra như 5 móng chim nên cây mới được gọi với cái tên là Ngũ trảo.
Tên tiếng Việt: Ngũ trảo.
Tên khác: Ngũ chảo; Chân chim; Mẫu kinh; Hoàng kinh; Ngũ trảo phong; Ô liên mẫu; Ngũ trảo răng cưa.
Tên khoa học: Folium Viticis negundo Verbenaceae.
Cây ngũ trảo ưa ẩm, dạng cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ 3 đến 5m; cây thường mọc ở những vị trí đất ẩm. Do đặc điểm ưa ẩm, ưa sáng nên cây phát triển sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và hè thời điểm ra hoa là lúc cây được hấp thụ ánh sáng nhiều. Cây Ngũ trảo có thân nhẵn hoặc có thể có ít lông, cành cây lúc còn non có hình vuông; thân cây hình xám nâu hoặc xám.
Lá Ngũ trảo có hình dạng rất đặc biệt, lá mọc đối dạng chân chim khi nhìn vào lá rất giống như 5 móng chim nên dựa vào đặc điểm này người ta gọi cây với tên là Ngũ trảo. Lá Ngũ trảo dài khoảng tầm 5 đến 8cm, mặt trên của lá không có lông, nhẵn; mặt dưới của lá có lông mịn có màu bạc hơn so với mặt trên. Lá ngũ trảo có đầu nhọn, phía mép đầu lá có răng cưa.
Hoa Ngũ trảo có màu trắng đến tím nhạt, hoa có kích thước nhỏ mọc ở đầu cành.
Quả Ngũ trảo dạng bế tư, bên trong quả sau khi chính sẽ thấy có 4 hạt, Ngũ trảo có quả dạng quả mọng nước, lúc sống còn xanh khi chính từ xanh chuyển sang màu đen hoặc vàng đen.
Mặc dù xuất hiện khá nhiều trong đời sống hàng ngày nhưng cây ngũ trảo trị bệnh gì thì không phải ai cũng biết.
Khi tiến hành các nghiên cứu về những bộ phận của cây ngũ trảo, người ta thấy rằng trong lá ngũ trảo tươi có chứa 0,05% tinh dầu còn khi ở trạng thái khô, lá ngũ trảo chứa một lượng vừa phải alcaloid.
Ở rễ ngũ trảo, người ta thấy sự xuất hiện của tanin, alcaloid, crom, tinh bột và nhựa.
Vỏ của quả ngũ trảo chứa một số hoạt chất như del philippin 3 coumaroyl sophoroside 5 monoglucoside.
Do đó, cây ngũ trảo có tác dụng giảm đau hiệu quả, rất tốt cho sức khỏe.
Theo một bài báo khi nói tới công dụng giảm đau chống viêm của cây ngũ trảo trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology có trình bày về một thí nghiệm chứng minh tác dụng của chiết xuất từ lá ngũ trảo trên chuột bị phù chân do mắc Carrageenan. Kết quả thí nghiệm cho thấy lá ngũ trảo có đặc tính chống oxy hóa, khả năng tiêu viêm giảm đau và cắt cơn ngứa tương đối hiệu quả.
Ở một bài báo khác của tạp chí Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters lại nói rằng, etanolic trong lá ngũ trảo có hoạt tính chống nấm trichophyton rất tốt.
Theo đông y, lá cây ngũ trảo có tính bình, vị the đắng, mùi thơm. Còn rễ ngũ trảo lại có tính hàn, quả thì ấm, vị đắng hơi cay. Ngũ trảo có công dụng hạ sốt long đờm, lợi tiểu, trừ thấp, hoạt huyết tán ứ, giải độc tiêu thũng, tiêu sưng giảm đau, kích thích tiêu hóa.
Cây ngũ trảo được chỉ định dùng trong các trường hợp:
Khi dùng làm thuốc, ngũ trảo được sử dụng theo cả đường uống, đường bôi (thoa ngoài) hoặc xông rửa đều có hiệu quả. Khuyến cáo, liều dùng thích hợp không quá 30g mỗi ngày đối với các bộ phận như lá, rễ và vỏ cây ngũ trảo; riêng với phần hạt ngũ trảo, liều sử dụng không quá 4g/ ngày.
Một số bài thuốc tham khảo dùng cây ngũ trảo để trị bệnh:
Ngũ trảo là dược liệu được dùng phổ biến, tuy nhiên không nên sử dụng dược liệu này cho những người sau:
Người có cơ thể suy nhược.
Cơ địa dị ứng với bất kỳ một thành phần nào trong Ngũ trảo.
Ngoài ra, Ngũ trảo thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến sưng viêm, nhưng có một số tác dụng phụ có thể gây nên dị ứng hoặc mẩn ngứa.
Trên đây là một số bài thuốc tham khảo về cách sử dụng của cây ngũ trảo trong trị bệnh. Ngoài những tác dụng như đã nói ở trên, theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì ngũ trảo còn rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác. Hãy liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa nếu bạn muốn sử dụng dược liệu này để trị bệnh.
Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.
Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:
NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP
Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0888846969
Email: bachthaoduoc.com@gmail.com
30/05/2024 2683 lượt xem
Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở…
28/05/2024 2197 lượt xem
Hiện nay, tình trạng đau nhức, đau mỏi xương khớp…
28/05/2024 3505 lượt xem
Glucosamine sulfate 2 NaCl là thành phần có mặt trong…
09/12/2023 3991 lượt xem
Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…
01/08/2019 105802 lượt xem
07/06/2022 83151 lượt xem
Sống khỏe Cung cấp dược liệu Bài thuốc dân gian11/09/2024 42707 lượt xem
Gia Công Mỹ Phẩm27/10/2024 22572 lượt xem
Tin tức và sự kiện11/09/2024 42707 lượt xem
Gia Công Mỹ Phẩm26/06/2024 2163 lượt xem
Tin tức và sự kiện01/06/2024 2513 lượt xem
Tin tức và sự kiệnCoppyright © 2019 Bách Thảo Dược. All rights reserved. Design by Tech5S
(Bách Thảo Dược) 0888846969