Bách Thảo Dược

Khám phá các thảo dược bổ huyết cực dễ kiếm

23/11/2022

Y học cổ truyền chỉ ra có rất nhiều vị thuốc bổ huyết tốt cho chị em phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, người bị suy nhược cơ thể. Chúng không chỉ giúp chị em “nhuận sắc” mà còn tăng cường sức khỏe. Vậy có những vị thuốc bổ huyết nào và sử dụng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vì sao cần bổ huyết?

Theo Y học cổ truyền, huyết (máu) được tạo ra từ tỳ, hay cơ quan tiêu hóa “tỳ ích khí sinh huyết”, có nguồn gốc từ thực phẩm, đồ ăn thức uống hàng ngày. Huyết là vật chất quan trọng để duy trì hoạt động sống, từ lông, da, xương, thịt, tạng phủ nếu không có sự dưỡng của huyết sẽ không hoạt động được.

Huyết có tác dụng dinh dưỡng nên huyết thịnh, hình thể cũng thịnh, huyết suy hình thể cũng suy. Nếu huyết hư sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, biểu hiện bằng sắc mặt xanh xao, môi nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, thở gấp tay chân tê bì, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất sức. Phụ nữ huyết hư khiến chậm kinh, kinh nguyệt không đều, kinh ít thậm chí bế kinh, dễ đau bụng khi hành kinh.

Phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, thường xuyên bị bốc hỏa, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt cũng là đối tượng cần phải bổ huyết để lại sức.

Do đó, để tránh những tình trạng trên, cần biết cách bổ khí huyết cho đúng. Biết cách bổ huyết sẽ giúp da dẻ hồng hào, tránh tình trạng thiếu máu gây nên các cơn hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực. Từ đó cải thiện sức khỏe cũng như tinh thần.

Cả nam và nữ đều cần bổ khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm các vấn đề thiếu máu, mệt mỏi.

Những dược liệu bổ máu

Cây chút chít vàng

Một trong những loại thảo mộc được khuyến dùng nhiều nhất khi điều trị bệnh thiếu máu là rễ cây chút chít, một loại cỏ dại mọc ven đường phổ biến. Thảo dược này giúp tăng nồng độ sắt trong máu một cách nhanh chóng. Rễ cây này là nơi chứa sắt. Nhiều người cho biết rằng bệnh của họ chuyển biến tốt hơn nhờ dùng loại cây thông dụng này.
 
Liều dùng cây chút chít vàng để điều trị bệnh thiếu máu là 1.000 mg mỗi buổi sáng hoặc một nửa muỗng cà phê chiết xuất cây chút chít vàng hai lần mỗi ngày. Cây này có sẵn ở dạng cồn cũng như viên nang. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng loại chiết xuất vì nó hấp thụ nhanh hơn so với dùng viên nang đến 250 lần. Bạn có thể bị tiêu chảy nếu bạn dùng loại thảo dược này ở mức cao.
 

Cây bồ công anh

Bồ công anh có thể rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Lá của cây có hàm lượng sắt cao và giúp tăng cường sự hấp thu sắt từ các nguồn khác. Bạn nên dùng 1 muỗng cà phê nước ép bồ công anh tươi với nước sạch hai lần mỗi ngày.
 
Ngoài ra, bồ công anh và cây chút chít vàng có thể được dùng đồng thời để cho lợi ích tối đa nếu được bác sĩ chấp thuận. Bồ công anh cũng có thể được dùng kết hợp với rễ cây ngưu bàng để điều trị thiếu máu vì chúng có thể giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm của cơ thể.
 

Cây tầm ma

Cây tầm ma thường ở dạng phơi khô, cồn hoặc viên nang. Thuốc thường được dùng kết hợp với lá mâm xôi đỏ và yến mạch.
 

Cây khổ sâm

Cây khổ sâm thường được dùng chung với một nguồn chất sắt vì nó sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt nhanh chóng và tăng dự trữ sắt. Cây khổ sâm là loại thảo dược giúp kích thích tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng qua thành ruột. Nếu bạn bị thiếu máu do kém hấp thu, cây khổ sâm đặc biệt hữu ích trong trường hợp này.
 
Bạn có thể lưu trữ dịch chiết xuất từ cây trong một bình kín hơi để trong tủ lạnh với 1 muỗng canh nước chanh thêm vào để bảo vệ các thành phần hoạt tính. Bạn nên uống 1 muỗng canh khoảng nửa giờ trước bữa ăn.
 

Cỏ linh lăng

Cỏ linh lăng thường được dùng kết hợp với các loại thảo mộc để tăng lưu lượng máu. Vì cỏ linh lăng giống như một món ăn, nên bạn có thể sử dụng với liều lượng lớn đấy.
 

Đương quy

Đương quy có hàm lượng B12 cao được cho là giúp điều trị bệnh thiếu máu. Đây là một loại thuốc bổ máu cho phụ nữ và là chất kích thích tiêu hóa. Đương quy đã được chứng minh giúp cơ thể sử dụng hiệu quả kích thích tố. Một phương thuốc tự nhiên hơn dùng cho bệnh thiếu máu cần được nhắc tới là thực vật có nguồn gốc thảo dược, mặc dù không chính xác là một loại thảo dược. Thành phần trị bệnh là chất diệp lục từ đương quy, giúp làm tăng nồng độ hemoglobin nhanh chóng và an toàn để sử dụng khi mang thai.
 

Những lưu ý

Mặc dù các thảo dược bổ huyết có lợi cho sức khỏe tuy nhiên khi sử dụng người dùng vẫn cần lưu ý:

  • Nếu muốn sử dụng các thảo dược Y học cổ truyền nên thăm khám tại các bệnh viện y học cổ truyền hoặc cơ sở y học cổ truyền đã được cấp phép
  • Không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định
  • Không uống quá liều lượng, tự ý gia giảm các vị thuốc khi không có chỉ định của người có chuyên môn
  • Nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc
  • Khi dùng các thảo dược bổ máu, cần tham khảo ý kiến chuyên môn khi hết hợp Đông y và Tây y
  • Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo dược
  • Không nên quá lạm dụng thuốc

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

10 cách điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, khoa học

30/05/2024 2683 lượt xem

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở…

Xu hướng mới bảo vệ sức khỏe xương khớp

28/05/2024 2197 lượt xem

Hiện nay, tình trạng đau nhức, đau mỏi xương khớp…

Glucosamine sulfate 2 NaCl có tác dụng với xương khớp như thế nào?

28/05/2024 3508 lượt xem

Glucosamine sulfate 2 NaCl là thành phần có mặt trong…

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 3991 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 105802 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969