Bách Thảo Dược

Đỗ trọng - Vị thuốc Đông y quen thuộc trong nhiều bài thuốc quý

08/06/2022

Đỗ trọng là vị thuốc Đông y có nhiều ứng dụng trong thực tế với công dụng hỗ trợ thai yếu, hay sẩy thai, cao huyết áp, lão suy, đau lưng do thận, di hoạt tinh, liệt dương, đau khớp, vô sinh, hiếm muộn...

Đỗ trọng còn có tên gọi khác là Tư trọng – Ngọc ti bì – Đỗ trọng bắc hay Mộc miên.

Đỗ trọng là loài cây gỗ sống lâu năm, cao từ 15-20m, đường kính thân cây từ 33-50cm. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng hơi tròn, đuôi lá nhọn, mặt lá màu xanh đậm, mép lá có răng cưa. Lá non có lông tơ, lá già thì bóng láng, cuống lá có rãnh. Hoa đơn tính khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi, đầu quả xẻ làm hai, tạo thành hình chữ V.

Đỗ Trọng - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ

Tính vị và công dụng của đỗ trọng

Đỗ trọng tính ôn, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận. Có công hiệu bổ gan bổ thận, cứng gân cứng xương, an thai. Phù hợp với những người thận hư lưng đau, gân cốt bải hoải, khi có mang bị rỉ máu, động thai, cao huyết áp.
 
Theo các nghiên cứu hiện đại, đỗ trọng hàm chứa các thành phần keo đỗ trọng, mỡ thực vật, đường, acid hữu cơ, kiềm sinh vật, chất keo quả, vitamin... Có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, lợi tiểu và giảm đau.
 
Đỗ trọng còn có tác dụng tăng cường công năng tuyến thượng thận, kích thích phản ứng của các chức năng miễn dịch của cơ thể, có chức năng điều tiết các tế bào miễn dịch hai chiều.

Một số bài thuốc từ đỗ trọng

  • Đau vùng thắt lưng:

Những vị thuốc bao gồm đỗ trọng, hạt quýt mỗi vị 80gram, sao và tán nhỏ, uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc có thể sử dụng tỳ giải, địa cốt bì sắc cách thủy với rượu để uống hàng ngày.

  • Ra mồ hôi trộm:

Đỗ trọng và mẫu lệ với số lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ uống với rượu, mỗi lần một thìa.

  • Trẻ bẩm sinh ốm yếu, trẻ bị co giật, hen suyễn, mất tiếng, lỵ mãn tính, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói hoặc chậm biết đi.

Bài thuốc bao gồm các vị thuốc đó là đỗ trọng, sơn dược, thục địa, sơn thù, phục linh, ngưu tất mỗi vị 4 gram, mẫu đơn và trạch tả mỗi vị 3 gram, ngũ vị 2 gram, phụ tử chế 1,2 gram và nhục quế 0,8 gram. Sắc các vị thuốc lên và uống.

  • Phụ nữ sảy thai nhiều lần:

Đỗ trọng, ba kích, cẩu tích, thục địa, vú bò, đương quy. củ gai, tục đoạn, ý dĩ sao mỗi vị 10 gram, sắc uống và uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng.

  • Thận yếu, mỏi gối, đau lưng, liệt dương:

Đỗ trọng, ngư tất, đương quy, tục đoạn, thục địa, ba kích, cẩu tích, mạch môn, cốt toái bổ, hoài sơn mỗi vị 12 gram, sắc uống hoặc tán thành bột làm viên với mật ong, mỗi ngày sử dụng 15-20 gram, chia làm 2 lần. Hoặc sử dụng đỗ trọng và tỳ giải mỗi vị 16 gram, cẩu tích 20 gram, rễ gốc hạc, thỏ tỳ từ và rễ cỏ xước mỗi vị 12 gram, cốt toái bổ 16 gram, củ mài 25 gram, sắc các vị thuốc trên và uống.

  • Chứng chảy máu não và tai biến do huyết áp cao
Đỗ trọng 12.5g, cam thảo 15.5g, lá sen 15.5g, bạch thược 16g, tang ký sinh, mạch môn và sinh địa mỗi vị 10g, tất cả đem sắc lên uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục 7 ngày.
  • Chứng hen phế quản (giai đoạn ổn định)
Đỗ trọng 60g, ngưu tất, mạch môn, nhau thai khô và thiên môn mỗi vị 40g, quy bản và hoàng bá mỗi vị 60g, thục địa 80g, tán nhỏ các vị thuốc này thành viên, uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 10g.
  • Đau bụng kinh
Đỗ trọng, hương phụ, bạch thược, đương quy, phục linh, và xuyên khung mỗi vị 8g, tục đoạn, bạch truật, đảng sâm và thục địa mỗi vị 12g, cam thảo 4g, đem sắc lấy nước uống.
Đỗ trọng có tác dụng gi? Cách dùng và ngâm rượu? Bán ở đâu tại TPHCM

Kiêng kỵ

Một số bài thuốc cần tránh khi uống cùng vị thuốc đỗ trọng như:

  • Không dùng đỗ trọng với xà thoái và huyền sâm, theo sách bản thảo kinh giải.
  • Bệnh nhân không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng thì không dùng vị thuốc cây đỗ trọng, theo đông dược học thiết yếu.
  • Người âm hư có nhiệt phải sử dụng đỗ trọng một cách cẩn thận, theo lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách.

Tóm lại, cây đỗ trọng đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ Y Học Cổ Truyền để được thăm khám cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 1314 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 1272 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1432 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1451 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 93919 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969