Bách Thảo Dược

Củ sen có tác dụng gì?

13/04/2022

Trong chúng ta không ai là không biết đến cây sen và nhiều người còn biết rõ những tác dụng mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Hoa dùng để trang trí, lá, hạt dùng làm thuốc hoặc nấu chè, thân dùng chế biến món ăn. Vậy tác dụng của củ sen trong việc chữa bệnh là gì?

Lotus root on banana leaves Premium Photo

Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm. 

Người Hàn Quốc xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Ngoài món kim chi củ sen nổi tiếng, củ sen khô dùng làm trà uống tốt cho đường hô hấp, giúp lọc máu, dễ ngủ. Người Hàn ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể. Đối với người Ấn Độ củ sen là một món ăn thiêng liêng vì nó tựu lại 3 yếu tố đất, nước và không khí. 

Với phong cách ẩm thực thiên về tươi sống để giữ cho vitamin không bị giảm đi trong quá trình nấu, người phương Tây thường chế biến củ sen thành các món ăn tươi như: salad củ sen, sandwich củ sen, nước ép củ sen.

Lotus root isolated Premium Photo

Tác dụng của củ sen theo Đông Y

  • Ngó sen có vị ngọt, tính mát, quy kinh Tâm, Can, Tỳ.
  • Công dụng: Thanh nhiệt lương huyết, tả vị hỏa, tiêu thực, bổ tâm, thanh nhiệt
  • Chủ trị các chứng ăn nhanh đói, đau dạ dày, thượng vị bị nóng rát, xuất huyết.
  • Liều dùng: 10 đến 20 gam/ngày dạng thuốc sắc hoặc dùng sống. Đối với các chứng đau dạ dày thì phơi khô sao thơm để dùng. Đối với các chứng xuất huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu thì sao tồn tính để dùng.

Các tác dụng khác của củ sen

1. Lưu thông máu

Tác dụng của củ sen là thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tăng cường oxy hóa các cơ quan và cũng tăng các chức năng và mức năng lượng. Sự hiện diện của đồng và sắt với số lượng có ý nghĩa hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng lưu lượng máu cũng như sức sống.

2. Kiểm soát huyết áp và tăng cường dòng chảy của máu

Củ sen chứa một lượng đáng kể kali giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng và ngăn ngừa tác động của natri trong máu. Kali hoạt động như một chất giãn mạch giúp thư giãn các mạch máu, giảm độ cứng và co lại, tăng lưu lượng máu và giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Kali rất quan trọng cho hoạt động thần kinh, vận chuyển máu và chất lỏng đến não.

3. Giảm táo bón

Củ sen chứa nhiều chất xơ giúp tăng lượng phân và dễ đi tiêu. Điều này có thể làm giảm táo bón, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa và bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ở cơ ruột và dễ đi tiêu.

4. Hoạt động chống oxy hóa

Trung bình cứ 100 gam củ sen lại cung cấp lên tới 73% nhu cầu Vitamin C cho cơ thể bạn mỗi ngày. Như chúng ta đã biết Vitamin C là một chất chống oxy hóa được tìm thấy với số lượng lớn. Nó rất quan trọng cho sự hình thành collagen; duy trì sức mạnh và tính toàn vẹn trong các cơ quan, mạch và da. Nó tăng cường các chức năng miễn dịch. Ngoài ra, Vitamin C loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh tim và ung thư.

5. Ngăn ngừa bệnh tim

Kali là một chất làm giãn mạch và chất xơ có khả năng làm sạch cholesterol. Cùng với lượng kali giúp thông mạch, và chất xơ để giảm bớt cholesterol trong cơ thể, pyridoxine từ củ sen cũng giúp kiểm soát hàm lượng homocystein trong máu. Homocysteine chính là “kẻ thù” gây ra cơn đau tim.

Man hands holding chest with symptom heart attack disease Premium Photo

6. Điều chỉnh trọng lượng

Tác dụng của củ sen giúp kiểm soát cân nặng do hàm lượng calo thấp và nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng. Nó cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và giúp no trong thời gian dài, làm giảm nguy cơ ăn quá nhiều, rất phù hợp với những người đang ăn kiêng và cũng giúp kiểm soát được bệnh béo phì.

7. Hàm lượng vitamin A cao

Củ sen là nguồn cung cấp Vitamin A tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe của da, mắt và tóc. Các hoạt động chống oxy hóa ngăn ngừa các bệnh về mắt và thoái hóa điểm vàng, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, giảm viêm và các bệnh về da.

8. Thúc đẩy phát triển trí não

Pyridoxine nằm trong nhóm vitamin tổng hợp nhóm B. Nó có khả năng tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh ở trong não có ảnh hưởng tới tâm trạng cũng như trạng thái tinh thần của bạn. Nó giúp kiểm soát các căn bệnh đau đầu, stress và nóng giận. Bởi hoa sen là biểu tượng của hòa bình và thuần khiết trong hàng thế kỷ qua, củ sen đã chứng minh được công dụng này.

9. Chữa chứng rối loạn hô hấp

Nghiên cứu chỉ ra rằng củ sen có lợi cho hệ hô hấp. Nó giúp làm sạch và cung cấp sức mạnh cho hệ hô hấp. Bạn có thể uống trà củ sen để giảm ho. Hương sen tỏa ra từ làn khói giúp làm sạch chất nhầy ở hệ hô hấp. Bạn cũng có thể uống sinh tố củ sen nghiền để trị các bệnh đường hô hấp như bệnh hen suyễn và bệnh lao.

10. Trị bệnh dạ dày

Uống sinh tố củ sen pha với gừng có thể điều trị bệnh viêm ruột. Nếu bạn nôn ra máu, sinh tố củ sen (củ sen xay nhuyễn) có thể cầm máu trong trường hợp chảy máu dạ dày hoặc chảy máu thực quản. Nếu chảy máu khi đi ngoài, chảy máu ruột, dạ dày và trực tràng cũng có thể ngăn ngừa nhờ củ sen. Nếu bạn mắc bệnh kể một chứng chảy máu đường ruột nào nêu trên, hãy uống loại sinh tố bổ dưỡng này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng.

11. Củ sen giúp giải độc gan, chữa xuất huyết

Tanin trong củ sen có tác dụng cải thiện các tình trạng về gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, gan phì đại. Thêm nữa, củ sen tươi còn giúp thanh nhiệt, giải độc giúp gan khỏe mạnh hơn và hoạt động tốt hơn.

12. Chống viêm nhiễm

Viêm là phản ứng có lợi của cơ thể trước các tổn thương. Các triệu chứng chính của viêm là sưng hoặc phù nề, đau, nóng, đỏ tại vùng bị tổn thương. Tuỳ vào vị trí tổn thương ở đâu mà các triệu chứng viêm lại khác nhau và mức độ gây khó chịu cũng khác nhau. Các nhà khoa học cho biết từ chiết xuất methanol đã phân lập được Axit betulinic triterpenoid trong củ sen được đánh giá về hoạt tính chống viêm rõ rệt, đặc biệt là giảm phù nề. Bởi vậy bạn nên sử dụng củ sen hàng ngày sẽ giúp mang lại cảm giác dễ chịu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

13. Tác dụng tốt với hạ đường huyết

Được coi là sát thủ thầm lặng của con người, đái tháo đường đang ngày càng gây nên nhiều hệ lụy bởi những biến chứng âm thầm của bệnh. Mối quan tâm chính lớn nhất đó chính là hạ đường huyết. Ngày nay, ngoài việc dùng thuốc hạ đường huyết các bác sĩ vẫn luôn khuyên bệnh nhân nên bổ sung bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Theo các nghiên cứu, chiết xuất từ củ sen cho thấy hạ đường huyết đáng kể. Cơ chế hạ đường thông qua tăng dung nạp glucose ở ngoại vi, tăng tiết insulin ở tụy. Sử dụng củ sen thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết quá mức.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

10 cách điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, khoa học

30/05/2024 2682 lượt xem

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở…

Xu hướng mới bảo vệ sức khỏe xương khớp

28/05/2024 2197 lượt xem

Hiện nay, tình trạng đau nhức, đau mỏi xương khớp…

Glucosamine sulfate 2 NaCl có tác dụng với xương khớp như thế nào?

28/05/2024 3505 lượt xem

Glucosamine sulfate 2 NaCl là thành phần có mặt trong…

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 3989 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 105796 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969