Bách Thảo Dược

Bật mí các loại thảo dược tốt cho người bệnh tuyến giáp

21/05/2022

Bệnh tuyến giáp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây ra cho người bệnh những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi tuyến giáp bị rối loạn, nó có thể tạo ra quá ít hoặc quá nhiều hormone tuyến giáp, dẫn đến tăng cân hoặc giảm cân, mệt mỏi, bồn chồn… Sử dụng thảo dược có thể giúp tuyến giáp cân bằng các loại hormon, ngoài ra còn giúp bổ sung dưỡng chất cho tuyến. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các loại thảo dược dưới đây để kiểm soát được bệnh tuyến giáp hiệu quả nhất.

Một số loại thảo dược tốt cho tuyến giáp được khuyến khích sử dụng

Hạt lanh

Hạt lanh là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào. Sử dụng hạt lanh hoặc các sản phẩm từ hạt có thể giúp bạn cải thiện chức năng tuyến giáp. Không những vậy, ở những người bị suy giáp hạt lanh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Eleuthero (Sâm Siberian)

Eleuthero là loại thảo dược có thể tác động đến phần dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận. Hơn nữa chúng còn giúp cơ thể thích ứng với những tình huống căng thẳng. Những người có vấn đề về thượng vị được khuyên dùng loại thảo dược này, phổ biến ở những người mắc bệnh về tuyến giáp và viêm tuyến giáp tự miễn.

Cây cúc dại (Echinacea)

Cây cúc dại có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, do đó người ta thường được sử dụng chúng giúp điều trị một số bệnh nhiễm trùng: Cảm lạnh, viêm đường hô hấp, cúm... Đặc biệt với những người mắc bệnh Graves và viêm tuyến giáp Hashimoto, loại thảo dược này có thể cải thiện tình trạng đáng kể.

Cỏ giáp trạng (Bugleweed)

Cỏ giáp trạng thường được dùng để điều trị và kiểm soát sự phát triển của các bệnh về tuyến giáp. Cỏ giáp trạng có chứa acid lithospermic, đây là chất có thể làm giảm một số loại hormone trong cơ thể. Vì vậy, loại cỏ này được khuyên dùng với bệnh nhân mắc cường giáp để giảm một số triệu chứng như: Lo lắng và run chân tay, đánh trống ngực, thở dốc, sút cân,...

Tảo bẹ (Bladderwrack)

Loại tảo này gặp phổ biến ở vùng bờ biển phía Bắc nước Mỹ. Tảo bẹ có màu nâu đỏ, trong có chứa nhiều acid alginic, fucoidan và iod.

Khi kết hợp tảo bẹ với một số loại thảo mộc khác cùng với lối sống lành mạnh có thể giúp phục hồi thể trạng cho người mắc các bệnh tuyến giáp.

Sâm Ấn Độ (Ashwagandha)

Một loại thảo dược được biết đến bởi những lợi ích đối với sức khỏe và được sử dụng rộng rãi trong y học Ấn Độ. Chúng có tác dụng giảm stress bằng tác động đến vùng trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận. Ngoài ra, chúng còn có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống viêm, tăng cường chức năng tuyến giáp.

Cải bó xôi

Cải bó xôi có chứa rất nhiều vitamin A, là chất có tác dụng duy trì trạng thái cân bằng của tuyến giáp trong sự điều tiết các hormon. Chính vì vậy, cải bó xôi luôn là ưu tiên hàng đầu trong những bài thuốc tại nhà để trị các bệnh tuyến giáp.

Dầu dừa

Khi hormon tuyến giáp tăng sẽ tăng cường sản xuất oestrogen, từ đó sẽ cản trở hoạt động của tuyến. Trong khi đó, dầu dừa có khả năng giảm oestrogen và tăng cường tốc độ chuyển hóa của cơ thể. Kết quả là nó chuyển đổi chất béo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khám phá lợi ích sức khỏe vượt trội của nhân sâm Ấn Độ ashwagandha\

Sâm Ấn Độ

Ưu – nhược điểm khi sử dụng cây thảo dược chữa bệnh tuyến giáp

Phần lớn bệnh nhân thường nghĩ đến thảo dược đầu tiên khi tự hỏi “U tuyến giáp uống cây gì?”. Vậy sử dụng cây thảo dược để điều trị u tuyến giáp có những ưu, nhược điểm như thế nào? Chi tiết như sau:

Ưu điểm

  • Việt Nam là một trong những nước có nguồn thảo dược phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, phần lớn các loại thảo dược cho người u tuyến giáp đều có thể dễ dàng tìm kiếm được và với chi phí không quá đắt đỏ.
  • Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị u tuyến giáp, các loại thảo dược còn bổ sung một lượng chất xơ không nhỏ, giúp loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể.
  • Các loại thảo dược đều được làm từ những cây trong tự nhiên nên không chứa chất bảo quản, chất điều hướng, chất phụ gia. Do đó, nó được đánh giá là lành tính, ít tác dụng phụ và hầu hết không gây tổn hại gan, thận, dạ dày. Nhưng cũng không thể vì thế mà chủ quan, bạn cần dùng đúng cách để phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ điều trị của thảo được mà không gây ra tác dụng phụ nào.

Thế nên việc sử dụng thảo dược để trả lời câu hỏi “U tuyến giáp uống cây gì?” là đúng nhưng không phải cứ thảo dược nào uống vào đều tốt. Do vậy ngoài những ưu điểm kể trên thì bạn nên chú ý tới những nhược điểm để có cách nhìn khái quát nhất.

Nhược điểm

  • Một số loại thảo dược nếu dùng không đúng cách có thể gây tác dụng không mong muốn.
  • Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng người bệnh.
  • Hàm lượng hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị trong thảo dược chưa qua tinh chế và có lẫn thêm nhiều tạp chất khác nên thường không cho hiệu quả ngay lập tức. Người bệnh cần sử dụng thường xuyên trong một thời gian khá dài mới thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Các loại cây từ thiên nhiên không thêm chất điều vị hay chất phụ gia nào khác nên vị thường khó uống.

Có thể thấy, dùng thảo dược cho người bị u tuyến giáp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn để sử dụng các loại thảo dược đúng cách.

Lưu ý khi sử dụng thảo dược cho người bệnh tuyến giáp

Trong quá trình sử dụng thảo dược trả lời câu hỏi u tuyến giáp uống cây gì, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Mỗi loại thảo dược bổ sung vào cơ thể cần được đánh giá dựa trên thể trạng, tình trạng bệnh, bệnh mắc kèm. Vì vậy, người bệnh không tự ý sử dụng thảo dược theo kinh nghiệm hoặc lời mách bảo của người khác. Tùy tiện mua về uống hoặc uống với liều lượng không phù hợp có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.
  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thảo dược giả, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bạn nên tìm mua thảo dược tại các cửa hàng thuốc đông y hoặc các cơ sở phân phối dược liệu uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Cây thuốc trong tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm phần nào triệu chứng người bệnh mắc phải chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây mà bác sĩ đã chỉ định. Do đó, bạn tuyệt đối không được bỏ thuốc đã được bác sĩ, thầy thuốc kê đơn.  Song song với việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không một phương pháp điều trị nào có thể cam kết chữa khỏi hoàn toàn 100% và đảm bảo bệnh không tái phát. Vì vậy, người bệnh cần hết sức tỉnh táo và không nên tin các bài thuốc đông y hoặc thảo dược thiên nhiên cam kết là “trị dứt điểm, không tái phát”.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

10 cách điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, khoa học

30/05/2024 2682 lượt xem

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở…

Xu hướng mới bảo vệ sức khỏe xương khớp

28/05/2024 2197 lượt xem

Hiện nay, tình trạng đau nhức, đau mỏi xương khớp…

Glucosamine sulfate 2 NaCl có tác dụng với xương khớp như thế nào?

28/05/2024 3505 lượt xem

Glucosamine sulfate 2 NaCl là thành phần có mặt trong…

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 3990 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 105802 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969