Bách Thảo Dược

7 vị thảo dược giúp chữa viêm họng hiệu quả

22/07/2022

Sử dụng cây thuốc nam chữa viêm họng có thể làm giảm triệu chứng sốt, đau đầu, sưng viêm họng, ho khan và ho có đờm kéo dài. Tuy nhiên cách chữa này chỉ đem lại cải thiện rõ rệt với trường hợp viêm họng khởi phát do virus hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng.

Khi nào nên áp dụng bài thuốc nam chữa viêm họng?

Viêm họng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp trên thường gặp. Bệnh khởi phát khi niêm mạc hầu họng bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Tuy nhiên tổn thương ở cổ họng cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như uống rượu, hút thuốc, trào ngược dạ dày, dị ứng,…

Trong đó viêm họng do vi khuẩn (chủ yếu là do liên cầu nhóm A, lậu cầu, bạch hầu,…) được đánh giá là nguyên nhân nghiêm trọng nhất. Vì vậy khi trong trường hợp này, bạn cần sử dụng kháng sinh và thuốc làm cải thiện triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngược lại nếu viêm họng do virus hoặc các nguyên nhân không nhiễm trùng, bạn có thể tận dụng các cây thuốc nam để điều trị. Khác với viêm họng do vi khuẩn, viêm họng do virus và các nguyên nhân không nhiễm trùng không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó mục đích điều trị chủ yếu là tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn cũng có thể khối hợp việc dùng thuốc với các bài thuốc nam để tác động toàn diện đến bệnh.

1. Tỏi – hỗ trợ giảm đau họng và ức chế virus gây bệnh

Từ lâu tỏi đã được dân gian tận dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,…

Với vị cay nóng, đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và sát trùng, tỏi có khả năng giảm đau rát cổ họng và ức chế virus gây nhiễm trùng. Ngoài ra hoạt chất allicine trong tỏi còn có tác dụng phục hồi các mô hầu họng bị hư hại và tổn thương.

Thực hiện:

  • Nướng trực tiếp 2 – 3 tép tỏi tươi
  • Sau đó bóc vỏ và ăn trực tiếp
  • Nên ăn đều đặn 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm họng

Bên cạnh đó bạn có thể gia tăng tác dụng điều trị bằng cách bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày. Ngoài khả năng chữa bệnh viêm họng, tỏi còn giúp tăng hương vị món ăn và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Traphaco

2. Chữa viêm họng với cây lược vàng

Cây lược vàng thường được trồng để làm cảnh và trang trí. Tuy nhiên loại thảo dược này cũng được tận dụng để điều trị ho, cảm lạnh và viêm họng. Theo y học cổ truyền, lược vàng có tác dụng nhuận phế, lợi thủy, hóa đờm và tiêu viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng sưng cổ họng, ho có đờm, nghẹn vướng khi nuốt,…

Ngoài ra nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chứng minh loại thảo dược này còn có tác dụng bảo vệ tế bào và thành mạch nhờ vào hoạt chất Quercetin. Vì vậy áp dụng mẹo chữa viêm họng bằng cây lược vàng có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng hầu họng gây ra.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 lá lược vàng
  • Sau đó giã nát và vắt lấy nước uống
  • Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn

3. Quả hồng bì giảm ho có đờm do viêm họng

Quả hồng bì còn có tên gọi là do mai, hoàng bì, quất hồng bì và kim đạn tử. Loại quả này thường được sử dụng để điều trị chứng ho gió, sốt, cảm lạnh và giảm nôn mửa.

Ngoài ra quả hồng bì còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng do virus và vi khuẩn gây ra. Áp dụng bài thuốc trị viêm họng bằng quả hồng có thể làm giảm chứng ho có đờm, đau rát họng, nghẹn khi nuốt,…

Thực hiện:

  • Rửa sạch 4 – 5 quả hồng bì
  • Sau đó chẻ đôi và đem hấp với đường phèn
  • Thực hiện 3 lần/ ngày và nên dùng trước bữa ăn

Quất hồng bì và công dụng điều trị bệnh hiệu quả - YouMed

4. Giảm đau rát cổ họng với lá bạc hà

Bạc hà là cây thân thảo sống lâu năm, thường được dùng để chế biến thức uống và món ăn. Ngoài ra loại thảo dược này còn được dùng để chữa các chứng bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản,…

Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng làm mát tại chỗ, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp giảm ngứa ngáy và triệu chứng khó chịu ở hầu họng.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 2 – 3 lá bạc hà
  • Nhai trực tiếp bạc hà và nuốt nước từ từ
  • Thực hiện vài lần trong ngày để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng

5. Trị sưng đau cổ họng với cỏ lưỡi mèo

Theo y học cổ truyền, cỏ lưỡi mèo (cỏ lưỡi chó) có vị đắng, tính mát, tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và tiêu thũng. Vì vậy cây thuốc nam này thường được dùng để giảm các triệu chứng như sốt, cảm, ho, tiêu chảy, sưng cổ họng,… Áp dụng bài thuốc trị viêm họng bằng cỏ lưỡi mèo có tác dụng giảm sưng đau cổ họng và cải thiện triệu chứng ho kéo dài.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g cỏ lưỡi mèo sấy khô
  • Đem hãm với 300ml nước sôi trong khoảng 15 – 20 phút
  • Sau chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày

6. Cây chua me đất giảm ho và sốt do viêm họng

Cây chua me đất là loại thực vật mọc hoang được dân gian tận dụng để giảm sốt và ho khan, ho có đờm do cảm lạnh, cúm và viêm họng. Ngoài ra trong loại thảo dược này còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng tăng cường miễn dịch và nâng cao thể trạng.

Thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 50g lá chua me đất
  • Sau đó để ráo và nhai với 1 ít muối
  • Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày

Nếu bị ho nhiều, có thể dùng 100g lá chua me đất hấp cách thủy với vài viên đường phèn. Uống 2 – 3 lần trước bữa ăn có thể giảm ho khan và ho có đờm do viêm họng.

7. Chữa viêm họng bằng lá húng chanh

Lá húng chanh có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và ho. Ngoài ra thảo dược này còn có khả năng giảm thân nhiệt do nhiễm trùng, hạn chế tăng tiết dịch hô hấp và cải thiện tình trạng khàn tiếng. Khi dùng lá húng chanh chữa viêm họng, bạn cần căn cứ vào triệu chứng để lựa chọn bài thuốc phù hợp.

Thực hiện:

  • Giảm đắng miệng do viêm họng: Chuẩn bị 1 ly rượu trắng nhỏ và 40g lá húng chanh tươi. Sau đó rửa sạch dược liệu, thái nhỏ và đổ rượu trắng vào. Để trong 30 phút, sau đó chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống, dùng hết trong ngày.
  • Giảm khàn tiếng do viêm họng: Đem hấp cách thủy 20g lá húng chanh với vài viên đường phèn. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày và nên dùng trước bữa ăn.
  • Trị đau đầu và sốt do viêm họng: Sắc 5g bạc hà, 3 lát gừng tươi, 8g tía tô với 15g lá húng chanh với 2 chén nước. Sắc cạn còn lại 2 chén và chia thành 2 lần uống.
  • Chữa ho có đờm do viêm họng: Hấp cách thủy lá húng chanh tươi với đường phèn và tắc tươi. Chắt lấy nước và uống 3 lần/ ngày.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN Bách Thảo Dược tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BÁCH THẢO DƯỢC GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: bachthaoduoc.com@gmail.com

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 1360 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 1426 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 1486 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 1505 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

Giới thiệu về Bách Thảo Dược

01/08/2019 94234 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

Bách Thảo Dược - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(Bách Thảo Dược) 0888846969